Liên Hợp Quốc xây dựng Hiệp ước về ô nhiễm nhựa

Vòng đàm phán về Hiệp ước chống rác thải nhựa toàn cầu của Liên hợp Quốc diễn ra tại Uruguay mới đây được đánh giá là thỏa thuận xanh quan trọng nhất sau hiệp định khí hậu Paris. Tuy nhiên, vòng đàm phán đã kết thúc trong bế tắc do các quốc gia còn nhiều bất đồng.

Tín hiệu tích cực được nhận thấy rõ tại vòng đàm phán này là Nhật Bản tuyên bố sẽ hỗ trợ hạn chế sản xuất nhựa.

Ông Hiroshi Ono, Thứ trưởng các vấn đề môi trường toàn cầu Nhật Bản, nói: "Chúng ta cần xem xét khía cạnh sản xuất nhựa nếu sản phẩm bằng nhựa là không cần thiết hoặc có những lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường".  

Tuy nhiên, về tổng thể, vòng đàm phán kết thúc mà chưa đạt dược sự đồng thuận giữa một bên là Liên minh do châu Âu dẫn đầu với một bên gồm Mỹ và Saudi Arabia, những quốc gia có các công ty hóa dầu và nhựa hàng đầu thế giới, ủng hộ các cam kết mang tính quốc gia.

 Liên minh bao gồm hơn 40 nước do EU dẫn đầu muốn xây dựng một hiệp ước dựa trên các quy định bắt buộc áp dụng trên toàn cầu, bao gồm hạn chế sản xuất nhựa.

Còn các đại diện của ngành công nghiệp nhựa và hóa dầu lại đề cao vai trò thiết yếu của nhựa trong cuộc sống hàng ngày, đông thời kêu gọi các nước cung cấp giải pháp tốt nhất để giảm rác thải nhựa thay vì hạn chế sản xuất nhựa.

Ông Stewart Harris, người vận động hành làng cho Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ khẳng định: "Chúng ta cần xem xét các cơ chế phân phối cho người tiêu dùng trong suốt vòng đời của nhựa và qua các mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta cần ghi nhớ giá trị to lớn mà nhựa mang lại cho xã hội, cho dù đó là chai đựng nước hay bao bì đựng thực phẩm. Sẽ có những hậu quả không mong muốn to lớn nếu chúng ta hạn chế sản xuất".

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ ủng hộ lập trường của EU khi nói rằng nhựa là nhiên liệu hóa thạch “ở một dạng khác”. Ông kêu gọi các nước giải quyết vấn đề ô nhiễm và sản xuất nhựa.

Ông viết trên Twitter: “Tôi kêu gọi các nước nhìn xa hơn vấn đề rác thải nhựa và ngừng sử dụng nhựa”.

Theo dự báo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có các biện pháp can thiệp cần thiết, lượng rác thải nhựa xâm nhập vào các hệ sinh thái nước có thể tăng gần gấp ba lần, từ khoảng 9-14 triệu tấn mỗi năm vào năm 2016 lên mức 23-37 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040 . (bảng chữ)

Châu Phi và Châu Á là những lục địa ghi nhận mức tăng lớn nhất

Cho dù ngay cả khi một số nước đang chia rẽ về cách tiếp cận mà hiệp ước nên thực hiện, một số nhà quan sát cho biết dường như ngày càng có sự đồng thuận lớn rằng ô nhiễm nhựa không chỉ là rác thải nhựa kết thúc ở đại dương. Các vòng đàm phán  tiếp theo dự kiến được tổ chức trong 2 năm tới nhằm nhanh chóng tìm ra tiếng nói chung để giải quyết bài toán gây nhức nhối này. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thẩm phán Juan Mercan của Tòa án quận Manhattan (New York) đã phạt ông Donald Trump 1.000 USD, đồng thời cảnh báo sẽ phạt tù cựu Tổng thống Mỹ nếu ông tiếp tục vi phạm lệnh cấm phát ngôn.

Theo lịch trình, trong chuyến thăm ba ngày tới Nga, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức cấp cao của Nga.

Amazon Web Services (AWS), một công ty con thuộc tập đoàn Amazon, cho biết sẽ đầu tư thêm gần 9 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây tại Singapore.

Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Hồng Kông (Trung Quốc) chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của các xu hướng du lịch. Xu hướng du lịch tiết kiệm chi tiêu đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều khách du lịch từ Trung Quốc đại lục đến.

Pháp đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU) và đóng vai trò dẫn đầu trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc - EU.

Trong những tuần gần đây, các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine và phản đối cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza đã tiếp tục lan rộng ở các trường đại học trên khắp thế giới, mới nhất là ở Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan và Anh.