Liên tiếp các vụ ngộ độc khí CO do sưởi than củi

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra rét đậm, nhiệt độ ban đêm nhiều hôm giảm sâu dưới 10 độ C. Một số gia đình trên địa bàn tỉnh sử dụng than củi, than tổ ong để sưởi ấm trong phòng ngủ, đóng kín cửa dẫn tới nhiều vụ tai nạn ngộ độc khí than. Để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra, các chuyên gia y tế khuyên người dân trong điều kiện thời tiết giá rét tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà.

Trường hợp thứ nhất là anh Mai Văn H. (SN. 1971) và vợ Phan Thị H. (SN 1974), trú thôn Yên Trung, xã Hợp Lý, khi được người dân phát hiện thì anh H. đã tử vong và chị H, đang trong tình trạng nguy kịch tại căn phòng đóng kín cửa của gia đình.

Chiều 1/2, UBND xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc nghiêm trọng khiến hai người thương vong. Cụ thể, vào khoảng 10h sáng cùng ngày, hàng xóm không thấy vợ chồng anh Mai Văn H. ra khỏi nhà nên vào gọi. Khi vào trong nhà phát hiện anh H. đã tử vong trong phòng ngủ, còn người vợ đang trong tình trạng nguy kịch . Tại hiện trường, người dân phát hiện một lò than sưởi trong phòng ngủ. Được biết, con cái của vợ chồng ông Hiệp đi làm ăn xa, chỉ có vợ chồng ông ở nhà.

Đốt than, củi trong phòng kín để sưởi ấm có thể gây ngạt khí.. Ảnh minh họa

Ông Lê Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Hợp Lý cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định là ngôi nhà mới xây có phòng kín, người nhà bỏ lò than vào đốt sưởi ấm, có thể đã dẫn đến ngộ độc khí.

Trường hợp thứ hai là bà N.T.L, 71 tuổi, ở Nga Sơn, Thanh Hóa bị ngộ độc khí CO được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo con trai bệnh nhân cho biết, khoảng hơn 1h sáng ngày 29/1 thấy mẹ mệt, rét run, khó thở, nên gia đình đã đốt than củi cạnh giường để sưởi ấm cho bà. Đến khoảng 7h sáng thấy mẹ nằm thở ngáy, gọi hỏi không đáp ứng nên gia đình đưa bà đến Trung tâm y tế huyện Nga Sơn cấp cứu.

Đến 16h cùng ngày, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) tiếp nhận bệnh nhân. Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não cho thấy, hình ảnh theo dõi các ổ nhồi máu cấp thùy chẩm, thùy thái dương, thùy nhộng và bao trong bên phải, tụ dịch kèm dày niêm mạc hốc mũi, xoang sàng, xoang hàm và xoang trán phải - chưa loại trừ nấm xoang...

Bệnh nhân N.T.L đang điều trị tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Mai

Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, bệnh nhân N.T.L được chẩn đoán bị ngộ độc khí CO, tổn thương não và tổn thương một số cơ quan khác, sau khi sưởi ấm bằng than củi trong phòng kín. Với các biểu hiện hôn mê sâu, nồng độ khí CO trong máu cao. Bên cạnh tổn thương não thì bệnh nhân còn bị tổn thương nhiều cơ quan, tổn thương cơ tim, tiêu cơ vân, cùng tình trạng nhiễm toan chuyển hóa.

"Tình trạng bệnh nhân bị tổn thương rất nặng, tổn thương nhiều cơ quan, nặng nhất là não. Bệnh nhân phải điều trị theo hướng cấp cứu và hồi sức trước, hiện tại tình trạng đã được cải thiện dần, đã tỉnh và tự thở được. Tiên lượng bệnh nhân có khả năng rất cao sẽ có những  biến chứng, di chứng về thần kinh và tâm thần", TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cho hay.

Các bác sỹ khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín vì phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy, sẽ hình thành CO ngày càng nhiều. Khi hít phải CO sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và “cướp” mất oxy trong máu, làm nạn nhân đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thấy yếu, buồn nôn và đau ngực.Hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính. 40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người…Để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra từ việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm không đúng cách, các chuyên gia y tế khuyên người dân trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nam thanh niên 21 tuổi ở Yên Bái nhập viện trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da. Dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng đều có hình ảnh giun sán ký sinh trùng di chuyển.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.