Liên tiếp xuất hiện các ca bệnh truyền qua thực phẩm

Các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là qua các thực phẩm tái, thực phẩm sống hiện nay hay gặp ở người thường do các nguyên nhân như: bệnh liên cầu lợn, bệnh sán não, bệnh liên quan ký sinh trùng... Gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các ca bệnh này.

Vừa qua, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam, trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu. Bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch, tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử.

Mặc dù ngành y tế đã cảnh báo, nhưng tình trạng ăn tiết canh lợn vẫn đang diễn ra phổ biến. Người chế biến, người bán hàng và cả chính bản thân thực khách cũng coi thường tính mạng khi cho rằng liên cầu khuẩn chỉ xuất hiện ở lợn bệnh tật, còn lợn khỏe thì không lo nhiễm khuẩn.

Lên cơn co giật không rõ nguyên nhân, nhưng bệnh nhân Nghinh Văn Sằn – Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang vẫn vô tư ăn tiết canh được chế biến từ lợn nuôi trong nhà. Chỉ khi lên cơn co giật cấp liên tục, được chuyển tuyến lên bệnh viện Đặng Văn Ngữ, ông mới biết mình bị sán não.

Ông Sằn cho biết: "Cũng lâu lâu mới ăn, không ăn đều, tiết canh lợn mình tự làm, cũng ngạc nhiên thật đấy, vì không biết nên mới ăn".

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ vẫn thường xuyên tiếp nhận những trường hợp sán trên não tương tự. Nhiều bệnh nhân còn phát hiện cả ở não, cơ và đáy mắt, gây nhức mắt, giảm thị lực. Đây đều  là những người có sở thích ăn các đồ tái, đồ sống như thịt sống, nem chạo, nem thính, tiết canh.

Để phòng chống các bệnh do giun sán, người dân cần bỏ thói quen ăn thực phẩm tái, sống. Người dân nên duy trì thói quen ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.