Liên tục đổi mới cách giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục

(HanoiTV) - Với gần 43 ngàn bài giảng của các thầy cô khắp mọi miền tổ quốc gửi tới tham gia Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chỉ có 213 bài giảng xuất sắc nhất được xếp giải, trong đó Hà Nội có 97 bài giảng được trao giải. Quận Ba Đình vinh dự có 7 giải, gồm 4 giải Nhì, 3 giải Ba.

Trong số 4 giải Nhì, trường THCS Giảng Võ đóng góp 2 giải. Đó là bài giảng "Lực ma sát"  ở môn Khoa học tự nhiên của cô giáo Nguyễn Thị Thu Đông và Vũ Thị Thu Trang, và bài "Chiếc lá cuối cùng" (môn ngữ văn 8) của cô giáo Trần Thị Mai Hương và Lương Thị Hải Yến.

Bài giảng điện tử (E-learning) "Lực ma sát" của cô Nguyễn Thu Đông và cô Vũ Thị Thu Trang đã đáp ứng được yêu cầu của phát triển và ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào dạy và học trong môi trường giáo dục phổ thông. Về nội dung, bài giảng E-learning "Lực ma sát” không đi quá sâu mô tả các kiến thức hàn lâm mà trực tiếp hướng vào chức năng và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật làm cho nội dung bài học có ý nghĩa thực tiễn, nhẹ nhàng và gần gũi với cuộc sống hơn. Về thực hành, bài giảng có các thí nghiệm với dụng cụ và các bước tiến hành rất đơn giản, dễ thực hiện nhằm giới thiệu nội dung bài học, gây hứng thú và thu hút học sinh, đồng thời cung cấp cơ hội cho học sinh hiểu, thu nhận kiến thức và khắc sâu hơn kiến thức, từ đó kích thích sự sáng tạo, mở rộng kiến thức ở các em. Về kiểm tra đánh giá, bài giảng "Lực ma sát” đưa ra nhiều dạng bài tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Những bài tập mang tính ứng dụng thực tiễn cao cùng sự tích hợp phương pháp dạy học STEM là một số điểm đặc sắc trong bài giảng của các cô giáo.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Đông (trái) và cô giáo Vũ Thị Thu Trang (phải) 

Môn Ngữ văn thường khiến không ít học trò lúng túng trong cách học, cách cảm thụ. Nhưng với cách thức tiếp cận đầy sáng tạo của các cô giáo Lương Thị Hải Yến, Trần Mai Hương trong bài “Chiếc lá cuối cùng” thì môn Văn trở nên vô cùng hấp dẫn. Bài giảng tạo sự tương tác giữa thầy cô với học sinh thông qua các video và hệ thống bài tập trắc nghiệm phong phú, đa dạng hình thức để phù hợp với các hình thức học tập khác nhau của học sinh. Kết thúc bài học các em không chỉ được củng cố kiến thức mà còn được hướng dẫn kĩ năng viết bài.

Đặc biệt, sau khi học xong bài, học sinh vẫn có thể kết nối với thầy cô qua trang padlet riêng để có thể trao đổi hay giải đáp thắc mắc, phản hồi ý kiến cá nhân cũng như tìm kiếm thêm thông tin xung quanh nội dung bài học, làm thêm bài tập, bài kiểm tra để củng cố kiến thức. Hệ thống kiến thức mạch lạc, rõ ràng, các thao tác dễ thực hiện với máy tính, máy tính bảng, điện thoại giúp học sinh có thể dễ dàng lựa chọn thời gian học phù hợp và tự học mọi lúc, mọi nơi. Các yếu tố của bài giảng, từ hình thức tới nội dung đều thân thiện và hướng tới cảm nhận của người học.

Cô giáo Trần Mai Hương (trái) và cô giáo Lương Thị Hải Yến (phải).

Một giải Nhì nữa thuộc về cô giáo Nguyễn Kiều Hồng Trang, trường THCS Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình) với môn Ngữ Văn 6. Với những nỗ lực, học hỏi không ngừng về chuyên môn trong thời kì công nghệ số thay đổi giáo dục, cô giáo Nguyễn Kiều Hồng Trang - một giáo viên trẻ, đầy nhiệt huyết đã gửi đến hội thi bài giảng “Cây tre Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Bài giảng đã thể hiện được những đổi mới trong dạy học, định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Cô giáo Nguyễn Kiều Hồng Trang, trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình. (Ảnh: Thanh Tùng)
 

Bài giảng của các cô giáo thể hiện trí tuệ, sức sáng tạo không ngừng trong đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học. Đó còn là sự trăn trở làm sao người học có cơ hội được tổng hợp và khuyến khích phát triển các ý tưởng nhằm giải quyết các vấn đề của bài học và thực tiễn. Sản phẩm được thiết kế phù hợp với các hình thức học tập khác nhau của học sinh, thể hiện được các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tạo ra một lộ trình học tập toàn diện. Vai trò của học sinh được xuất hiện xuyên suốt các hoạt động học tập của bài học, là minh chứng rõ ràng về sự trao quyền cho học sinh, các em được tôn trọng và tự tin, được phát huy sự dân chủ và bình đẳng…

Tấm Bằng khen danh giá của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (chỉ dành cho giải Nhất và giải Nhì) là sự ghi nhận những đóng góp ý nghĩa, những cống hiến lặng thầm, những khát khao thay đổi mãnh liệt của các thầy cô giáo giỏi trên toàn quốc. 

2.130 bài giảng (bao gồm 213 bài giảng được giải) cũng được lựa chọn đưa lên kho học liệu số dùng chung, miễn phí toàn ngành để chia sẻ với các nhà trường, giáo viên, học sinh trên cả nước tại địa chỉ igiaoduc.vn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 4/11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 615 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Sở Tư Pháp và trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật năm 2024, nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Trong kế hoạch liên ngành năm học 2024-2025 của Sở Y tế và Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho học sinh, giáo viên ít nhất 1 lần/năm, các trường hợp mắc bệnh được thông báo cho gia đình học sinh để phối hợp chuyển tuyến điều trị.

Để học sinh không lơ là học tập, trường đại học sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5, theo đề xuất của lãnh đạo Bộ Giáo dục.

Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy (TSA) trong tháng 1-4/2025 với khoảng 75.000 lượt thi, tăng 25.000 lượt so với năm ngoái.

STEAM for Vietnam, UNICEF Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổ chức Scratch và Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa phối hợp tổ chức sự kiện STEAMese Festival 2024 với chủ đề “Phiêu lưu đến thế giới 3000 - Khơi nguồn sáng tạo và định hình tương lai cùng STEAM”.