Liệu thế giới đã sẵn sàng cho sự đột phá của AI?
Nỗ lực thúc đẩy sự phát triển an toàn của Al
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) lần thứ hai diễn ra ngày 21-22/5 đã thông qua tuyên bố về việc thúc đẩy AI an toàn, sáng tạo và toàn diện, nhằm giải quyết các thách thức và cơ hội liên quan đến công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) lần thứ hai do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức, có sự tham dự của lãnh đạo các nước G7 là Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy Nhật Bản, và Singapore, Australia, cùng với đại diện từ Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Liên minh châu Âu (EU).
Cuộc họp cũng quy tụ các lãnh đạo ngành công nghệ, gồm tỷ phú Elon Musk - Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong, đại diện các công ty toàn cầu OpenAI, Google, Microsoft, Meta và Naver - nhà điều hành cổng thông tin hàng đầu Hàn Quốc.
Sự kiện kéo dài hai ngày đã thông qua “Tuyên bố Seoul”. Các bên tham gia nêu rõ an toàn, đổi mới và tính toàn diện của AI là những mục tiêu liên quan với nhau, và việc đưa các ưu tiên này vào các cuộc thảo luận quốc tế về quản trị AI là rất quan trọng để giải quyết phạm vi rộng các cơ hội và thách thức mà việc thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng AI mang lại.
Tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thức tầm quan trọng của khả năng tương tác giữa các khuôn khổ quản trị AI theo cách tiếp cận dựa trên rủi ro để tối đa hóa lợi ích và giải quyết nhiều rủi ro từ AI, nhằm đảm bảo thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy”.
Đầu tiên, chúng ta phải đảm bảo sự an toàn của AI để giảm những tác động tiêu cực tiềm ẩn của nó, cũng như bảo vệ sự thịnh vượng và dân chủ của xã hội chúng ta. Về vấn đề này, tôi hoan nghênh nỗ lực của các quốc gia hàng đầu như Anh và Mỹ trong việc thành lập các Viện an toàn AI.
Tổng Thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Trước đó, ngày 17/5, Hội đồng châu Âu (EC) cũng đã thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan tới các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Hiệp ước có tên gọi Công ước khung về trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra khung pháp lý đối với tất cả các giai đoạn trong quá trình phát triển và sử dụng các hệ thống AI, đồng thời giải quyết những rủi ro tiềm ẩn của AI và thúc đẩy sự đổi mới công nghệ một cách có trách nhiệm.
Đây là kết quả hai năm làm việc của một cơ quan liên chính phủ, quy tụ 46 quốc gia thành viên của EC, Liên minh châu Âu (EU) và 11 quốc gia không phải thành viên EU - trong đó có Mỹ.
Dự kiến, Công ước khung về AI sẽ được ký kết tại Thủ đô Vilnius của Litva vào tháng 9 tới. Các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) cũng có thể tham gia hiệp ước này.
Các cuộc thảo luận và nỗ lực để đảm bảo tính an toàn của AI diễn ra trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo không ngừng nóng lên trong thời gian gần đây.
Tuần trước, nhà sáng tạo ChatGPT là OpenAI đã cho ra mắt phiên bản AI mới có tên GPT-4o, có khả năng trò chuyện bằng giọng nói thực tế và có thể tương tác qua văn bản và hình ảnh, động thái mới nhất của công ty nhằm dẫn đầu trong cuộc đua thống trị thị trường công nghệ mới nổi.
Trong bản trình chiếu, ChatGPT thậm chí còn có thể cười khúc khích, thêm tính hài hước và tự điều chỉnh cách nói tùy theo nội dung. AI này dường như cũng có khả năng nắm bắt và cảm nhận được một số cách biểu đạt của con người. Giới chuyên gia đánh giá mô hình AI mới này giống con người một cách đáng ngạc nhiên.
Không chịu thua kém, Alphabet - công ty mẹ của Google đã công bố cải tiến nhiều tính năng mới sử dụng AI hôm 15/5. Trong số các loạt sản phẩm mới nhất của Google có bản nâng cấp của mô hình chatbot Gemini 1.5 được gọi là Flash, chạy nhanh hơn và rẻ hơn; hay một nguyên mẫu có tên Project Astra, có thể nói chuyện với người dùng về bất cứ điều gì được chụp trên camera điện thoại thông minh của họ trong thời gian thực.
Trong lĩnh vực sản xuất video, công ty này đã giới thiệu Veo, một mô hình trí tuệ nhân tạo có thể tự dựng các đoạn clip có độ phân giải cao. Đối với lĩnh vực tìm kiếm của Google, dịch vụ AI Overviews sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh có thể tổng hợp thông tin và trả lời các câu hỏi phức tạp mà không có câu trả lời đơn giản nào trên web.
Kể từ cuối tháng 4 đến nay, tập đoàn công nghệ Microsoft cũng liên tục công bố các khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo và xây dựng trung tâm dữ liệu tại nhiều quốc gia, bao gồm 4,3 tỷ USD đầu tư ở Pháp, 1,7 tỷ USD ở Indonesia và 2,2 tỷ USD ở Malaysia.
Liệu thế giới đã sẵn sàng cho sự đột phá của AI?
Các tranh cãi về tính an toàn của AI đã xuất hiện từ lâu, nhưng ngày càng trở nên gay gắt trước những tiến bộ không ngừng của công nghệ này. Một mặt, AI mang lại nhiều tiện ích và cải tiến trong y tế, giáo dục, và công nghiệp. Mặt khác, vẫn có những ý kiến lo ngại cho rằng AI có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Nhiều chuyên gia cấp cao cho rằng thế giới hiện chưa chuẩn bị sẵn sàng cho những đột phá về trí tuệ nhân tạo, đồng thời cảnh báo rằng các chính phủ chưa đạt được đủ tiến bộ trong việc quản lý công nghệ.
Theo một báo cáo học thuật có tiêu đề “Quản lý rủi ro AI trong bối cảnh tiến bộ nhanh chóng” công bố hôm 20/5, một nhóm chuyên gia cấp cao đã khuyến nghị các chính phủ đưa ra quy định cứng rắn hơn nếu công nghệ tiến bộ nhanh chóng.
Các chuyên gia cho rằng việc các công ty công nghệ chuyển sang hệ thống tự hành có thể “khuếch đại ồ ạt” tác động của AI, và các chính phủ cần có các chế độ an toàn để kích hoạt hành động quản lý nếu sản phẩm đạt đến khả năng nhất định.
Khuyến nghị trên được đưa ra bởi 25 chuyên gia công nghệ, trong đó có Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio, hai trong số ba nhà khoa học kỳ cựu đã giành được giải thưởng ACM Turing – giải thưởng khoa học máy tính tương đương với giải Nobel – cho công trình của họ.
Theo báo cáo trên, các hệ thống AI tiên tiến có thể giúp chữa bệnh và nâng cao mức sống của con người, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ làm xói mòn sự ổn định xã hội và tạo điều kiện cho xung đột.
Việc hướng tới phát triển các hệ thống tự hành còn đặt ra mối đe dọa lớn hơn. Ngày càng nhiều công ty chuyển trọng tâm sang phát triển các hệ thống AI tổng quát có thể tự động hành động và theo đuổi các mục tiêu. Việc tăng cường khả năng và quyền tự chủ có thể sớm khuếch đại mạnh mẽ tác động của AI, với những rủi ro bao gồm tác động xã hội quy mô lớn, việc sử dụng AI sai cách và sự mất kiểm soát không thể khắc phục của con người đối với các hệ thống AI tự vận hành.
AI sáng tạo bối cảnh cho nhiều phim truyền hình đình đám
Dù còn nhiều lo ngại về những rủi ro và nguy cơ mà AI có thể gây ra, nhưng không thể phủ nhận vai trò và sự hữu ích ngày càng tăng của AI trong cuộc sống hiện đại. Từ việc sáng tạo bối cảnh trường quay cho các bộ phim truyền hình, hay những việc như nấu nướng, dọn dẹp trong gia đình, giờ đây tất cả đều có thể hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của AI.
“Queen of tears”, tựa đề tiếng Việt là “Nữ hoàng nước mắt”, là một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đình đám nhất trong thời gian gần đây. Trong phim có cảnh quay trong khu rừng tuyết rơi. Vì không thể tìm thấy địa điểm theo đúng yêu cầu ở ngoài đời thực, nhà sản xuất CJ Entertainment & Media đã sử dụng AI để tái hiện không gian này một cách sống động.
Không có tuyết khi chúng tôi quay bộ phim ‘Queen of Tears’. Vì vậy, đoàn làm phim đã tính đến chuyện ra nước ngoài để quay cảnh đó. Sau khi cân nhắc nhiều phương án, chúng tôi đã tạo ra bối cảnh này bằng công nghệ AI. Con người gần như không thể tạo ra những cảnh quay phức tạp này, ngay cả đối với một chuyên gia thiết kế được đào tạo bài bản.
Ông An Hee-soo – Nhà sản xuất tại trường quay ảo của CJ Entertainment & Media.
CJ Entertainment & Media đã ứng dụng AI để xây dựng trường quay ảo từ năm 2022. Trường quay này được trang bị nhiều màn hình, bao gồm một màn hình cong LED quy mô lớn có đường kính 20 m và chiều cao 7 m.
Thông thường, các diễn viên có thể diễn xuất trên phông nền xanh, sau đó sử dụng kỹ xảo tạo bối cảnh hậu kỳ. Tuy nhiên việc này khiến các diễn viên khó tưởng tượng bối cảnh và có những hạn chế nhất định. Trường quay ảo với công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tái hiện hình ảnh theo diễn biến thực tế. Nhờ đó, các diễn viên có thể dễ dàng nhập vai và thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên hơn. Công nghệ này cũng đồng thời giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí sản xuất.
Không chỉ “Queen of Tears”, khoảng 50 tác phẩm khác, bao gồm giải thưởng âm nhạc K-pop AMA AWARDS, các chương trình giải trí và nhiều phim truyền hình dài tập, đã được ghi hình ở trường quay ảo này. Số lượng phim được sản xuất tại trường quay công nghệ cao dự kiến sẽ tiếp tục tăng vọt trong năm nay.
Robot tích hợp AI giúp làm việc nhà
Nếu bạn không thích đổ rác hoặc làm việc nhà, thì robot tích hợp AI có thể thay bạn làm việc đó, hoặc bất kỳ nhiệm vụ nào khác mà bạn có thể nghĩ ra.
Công ty công nghệ có trụ sở tại Đức Neura Robotics đang phát triển một robot hình người có tên gọi 4NE-1. Được điểu khiển bằng trí tuệ nhân tạo, robot này có thể thực hiện những công việc nội trợ hàng ngày của con người. Đây có thể là những nhiệm vụ ngẫu nhiên theo yêu cầu của người dùng chứ không phải được lập trình sẵn.
Hiện tại, robot 4NE-1 vẫn đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Neura Robotics kỳ vọng các robot có hình dáng giống như con người này có thể xuất hiện trên đường phố trong vòng 5 đến 10 năm tới, thực sự phục vụ cho cuộc sống của con người.
Việc phát triển AI an toàn là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng công nghệ này được sử dụng vì lợi ích của nhân loại, tránh những hậu quả tiêu cực như xâm phạm quyền riêng tư, tấn công mạng, hay thay thế lao động hàng loạt.
Để đạt được điều này, các khung pháp lý rõ ràng và chặt chẽ là cần thiết. Những quy định này không chỉ giúp định hướng cho các nhà phát triển và các công ty công nghệ mà còn bảo vệ người dùng và xã hội khỏi các rủi ro tiềm tàng, thúc đẩy sự minh bạch và đạo đức trong việc phát triển và ứng dụng AI, tạo nền tảng cho một tương lai an toàn và bền vững.
Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.
Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.
Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.
Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.
0