Lính Triều Tiên có tham chiến ở Ukraine hay không?
Mỹ, Ukraine và Hàn Quốc cho biết quân đội Triều Tiên đã được phái đến Nga để huấn luyện với mục đích triển khai tới Ukraine.
Nga và Triều Tiên đã phủ nhận các báo cáo, trong khi Hàn Quốc ám chỉ rằng bất kỳ hoạt động triển khai nào cũng có thể khiến nước này phải đánh giá lại mức độ hỗ trợ quân sự dành cho Ukraine.
Trong những tháng gần đây, Nga và Triều Tiên đã tăng cường quan hệ đối tác quân sự chống Mỹ và liên minh ngày càng phát triển này khiến các quan chức ở Kiev và Washington lo ngại.
Quân đội Triều Tiên có tham chiến ở Ukraine hay không?
Ngày 23/10, Nhà Trắng cho biết ít nhất 3.000 binh lính Triều Tiên đã đến miền Đông nước Nga trong tháng này và mặc dù vẫn chưa rõ họ sẽ làm gì, nhưng "khả năng rất đáng lo ngại" là họ sẽ tham gia chiến đấu chống lại quân đội Ukraine .
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần cảnh báo rằng quân đội Triều Tiên đang tham gia cuộc chiến của Nga. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO tuần trước, ông cho rằng Triều Tiên "có ý định chuẩn bị 10.000 binh sĩ từ các quân chủng khác nhau của lực lượng vũ trang" để chiến đấu cùng Nga.
Tổng thống Zelensky cho biết trong bài phát biểu buổi tối ngày 22/10, Ukraine có thông tin tình báo về việc Nga "huấn luyện hai đơn vị quân đội từ Triều Tiên" bao gồm "hai lữ đoàn". Ông Zelensky cũng nói với các phóng viên rằng Ukraine đã nhìn thấy "các sĩ quan và nhân viên kỹ thuật của Triều Tiên trong các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng" và tin rằng Nga đang "chuẩn bị một nhóm" để tiến vào Ukraine.
Một nguồn tin tình báo của Ukraine trước đây cho biết một số người Triều Tiên đã làm việc với quân đội Nga, chủ yếu là để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và trao đổi thông tin về việc sử dụng đạn dược của Triều Tiên.
Trong khi đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc, Cục Tình báo Quốc gia (NIS), mới đây cũng đưa thông tin cho biết Triều Tiên đã đưa 1.500 binh sĩ, bao gồm cả lính đặc nhiệm, đến Nga để huấn luyện.
Những báo cáo đó dường như được củng cố hơn khi cảnh quay những người lính Triều Tiên đang nhận quân phục và thiết bị tại một bãi tập ở Viễn Đông của Nga được phát tán. Một video khác lan truyền trên mạng xã hội và được định vị địa lý cho thấy quân đội Triều tiên đã đến Bãi tập Sergeevka gần biên giới Nga với Trung Quốc.
Các hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy hàng chục binh lính đang huấn luyện với các chướng ngại vật và xe bọc thép mới xây dựng tại cùng một căn cứ quân sự của Nga. Các hình ảnh được chụp trong nhiều ngày trong hai tuần qua.
Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Nga như thế nào?
Nga và Triều Tiên, cả hai đều là quốc gia bị phương Tây cô lập, đã xây dựng mối quan hệ ngày càng thân thiện kể từ khi cuộc xung đột Nga -Ukraine diễn ra vào năm 2022.
Vào ngày 19 tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ký Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện song phương trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của Putin. Và Hiệp ước bao gồm cam kết cả hai nước sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và hỗ trợ khác nếu một trong hai bên bị tấn công.
Nhiều quốc gia đã cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để phục vụ cuộc xung đột ngày càng leo thang ở Ukraine, một cáo buộc mà cả hai nước đều phủ nhận. Mặc dù đã có bằng chứng đáng kể về việc chuyển giao vũ khí như vậy.
Các chuyến hàng vũ khí, bao gồm hàng ngàn tấn đạn dược, đã giúp Nga bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt trong cuộc xung đột leo thang với Ukraine từ lâu. Trong khi đó, Triều Tiên đang thiếu ngân sách thì đã nhận được thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác để đổi lại. Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng đang tìm cách phát triển chương trình vũ trụ, tên lửa và hạt nhân.
Phản ứng của các bên ra sao?
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã bác bỏ cáo buộc nhân sự Triều Tiên được cử đến để giúp Nga, cho rằng cáo buộc là "một trò lừa bịp khác".
Khi được các phóng viên hỏi trực tiếp vào thứ Hai ngày 21/10 rằng liệu Nga có gửi quân đội Triều Tiên đến tham chiến ở Ukraine hay không, ông Peskov cho biết Triều Tiên là "nước láng giềng gần" và hai quốc gia đang "phát triển quan hệ trên mọi lĩnh vực". “Sự hợp tác này không nhằm mục đích chống lại các nước thứ ba”, ông nói.
Trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/10, Triều Tiên gọi những tuyên bố này là “những tin đồn vô căn cứ, rập khuôn”. Nhưng Hàn Quốc không coi nhẹ vấn đề này. Vào ngày 21/10, Bộ Ngoại giao Hàn quốc đã triệu tập đại sứ Nga phản đối và kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức và chấm dứt các hợp tác liên quan.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Hong-kyun cảnh báo việc triển khai quân sự bị cáo buộc này là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Văn phòng An ninh Quốc gia đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về phản ứng có thể xảy ra của Hàn Quốc.
Sau cuộc họp, ông Kim Tae-hyo, Phó giám đốc thứ nhất về an ninh quốc gia Hàn Quốc, cho biết chính phủ sẽ thực hiện "các biện pháp đối phó theo từng giai đoạn" theo "tiến độ hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên". Hiện chưa rõ các biện pháp này sẽ như thế nào, nhưng một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết họ đang chuẩn bị "các biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự".
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết thêm khi Triều Tiên đang trong "giai đoạn sơ bộ triển khai quân tới Nga", Hàn Quốc đang đánh giá liệu họ có tiến hành "tham gia chiến đấu thực tế" hay không. "Chúng tôi đang xây dựng các kịch bản để hiểu được những tác động tiềm tàng mà hành động của Triều Tiên và Nga có thể gây ra cho chúng tôi", một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói.
Hàn Quốc là một trong những nhà cung cấp lớn về vũ khí, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Đồng thời tham gia lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Nhưng Hàn Quốc không trực tiếp cung cấp vũ khí cho Kiev do kiểm soát xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia đang có chiến tranh.
Những mối lo ngại
Hàn Quốc và Triều Tiên bị chia cắt bởi một đường biên giới phi quân sự (DMZ) nhưng vẫn trong tình trạng chiến tranh. Mối quan hệ giữa hai bên đã xấu đi trong những năm gần đây với sự gia tăng gay gắt ở cả hai bên của khu phi quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 23/10 cho biết Mỹ không tin rằng quân đội Triều Tiên đã đến Ukraine, nhưng các động thái này đã gây ra mối lo ngại sâu sắc như một sự leo thang nghiêm trọng tiềm tàng. "Nó sẽ có tác động không chỉ ở châu Âu, mà còn tác động đến mọi thứ ở Ấn Độ Dương cũng như Thái Bình Dương", ông Austin nói.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Kirby cho biết nếu quân đội Triều Tiên được triển khai tới Ukraine, "Chúng tôi vẫn chưa biết liệu những binh sĩ này có tham gia chiến đấu cùng quân đội Nga hay không", nhưng "nếu những binh sĩ Triều Tiên này quyết định tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, họ sẽ trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp".
Lính Triều Tiên tham chiến ở Ukraine để nhằm mục đích gì?
Bất kỳ sự can thiệp nào của Triều Tiên đều có thể là một bước ngoặt. Triều Tiên bị cô lập và trừng phạt nặng nề, nên việc Triều Tiên đóng vai trò lớn trong cuộc xung đột quốc tế ở phía bên kia thế giới là điều mà họ chưa từng làm trong nhiều thập kỷ.
Triều Tiên là một trong những quốc gia có lực lượng quân sự lớn nhất thế giới, với 1,2 triệu binh lính, nhưng nhiều binh lính lại thiếu kinh nghiệm trong chiến đấu. Nhưng các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc triển khai quân đội tới Nga, bao gồm cả việc cung cấp cho lực lượng của mình kinh nghiệm chiến trường và đào tạo kỹ thuật. Thỏa thuận này cũng có thể giúp Triều Tiên có được thông tin tình báo thực tế về hoạt động vũ khí.
“Lực lượng đặc nhiệm sẽ trở về với kinh nghiệm thực chiến, kinh nghiệm thâm nhập thực tế chống lại đối thủ chiến đấu được cảnh báo. Điều đó khiến họ trở nên nguy hiểm hơn”, ông Carl Schuster, cựu giám đốc điều hành tại Trung tâm tình báo chung của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, cho biết. Ông nói thêm: "Tôi nghĩ ông Kim đang cung cấp quân đội để có được nguồn lực mà ông cần nhằm duy trì chế độ, và những bài học kinh nghiệm mà ông có thể áp dụng nếu ông nghĩ rằng xung đột sắp xảy ra trên bán đảo".
Ông Chun In-bum, cựu trung tướng quân đội Hàn Quốc, cho biết người Nga sẽ "được tăng cường nhân lực, thứ mà họ đang thiếu hiện nay" và người Triều Tiên sẽ có được "tiền, công nghệ" và kinh nghiệm.
Các nhà phân tích cho biết lực lượng được triển khai sẽ là lực lượng “tinh nhuệ” đặc biệt chứ không phải là quân đội thông thường.
Các quốc gia đang nỗ lực phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào mọi lĩnh vực, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp... là những quốc gia hàng đầu.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
0