Litva khởi công xây căn cứ quân sự sát biên giới Belarus

Litva đã khởi công xây dựng một căn cứ quân sự cho binh sĩ Đức đóng trú, nằm gần biên giới với Belarus, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2027. Đây là một trong những dự án xây dựng quốc phòng lớn nhất trong lịch sử của Litva.

Bộ trưởng Quốc phòng Litva, Raimundas Vaiksnoras ước tính ước tính nước này sẽ chi hơn 1 tỉ euro trong ba năm tới để phát triển căn cứ quân sự. Căn cứ mới nằm ở Rudninkai, gần thủ đô Vilnius và chỉ cách đồng minh Belarus của Nga 20 km, sẽ chứa tới 4.000 quân, có kho chứa và bảo dưỡng xe tăng cùng các thiết bị khác, và trường bắn.

Ngoài ra, khoảng 1.000 nhân viên quân sự và nhà thầu dân sự Đức sẽ đóng quân tại các địa điểm khác ở Litva.

Litva khởi công xây căn cứ quân sự cho 4.000 quân.

Litva là quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu giáp với Nga. Litva đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay. Để hỗ trợ các nhu cầu quốc phòng đang diễn ra, bao gồm cả việc xây dựng căn cứ, chính phủ của Thủ tướng Ingrida Simonyte đã quyết định sẽ tăng thuế trong những năm tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.