Livestream bóc phốt - nói dai coi chừng nói dại

Thời đại công nghệ phát triển, các nghệ sĩ có nhiều cơ hội để giao lưu, trò chuyện cùng những người hâm mộ. Tuy nhiên, bất kì sự việc nào cũng có mặt trái. Chính vì việc đua nhau livestream nên nhiều nghệ sĩ đã không kiểm soát được ngôn ngữ và phát ngôn, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm người khác. Điển hình, có thể nhìn tự vụ việc Nam Em liên tục livestream bóc phốt giới showbiz thời gian gần đây.

Công chúng nghĩ gì về sự việc của Nam Em?

Các phát ngôn của Nam Em khiến dư luận xôn xao. Không ít người tò mò vì sao người đẹp lại "bóc trần" showbiz Việt. Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng nghi ngờ tính xác thực trong các chia sẻ của Nam Em, đồng thời tỏ ra ngán ngẩm việc người đẹp liên tục dính ồn ào phát ngôn.

Loạt phát ngôn của Nam Em đã tạo nên làn sóng phản ứng trái chiều trong cộng đồng mạng. Có ý kiến cho rằng đây là quyền tự do ngôn luận của cô, nhưng có người lại nói đây là hành vi mất kiểm soát.

Với vụ việc những livestream của Nam Em gần đây, Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM và Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM cũng đã cùng vào cuộc, phối hợp kiểm tra và sớm tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Trước khi có kết luận từ cơ quan chức năng thì một lần nữa, những phát ngôn của Nam Em dấy lên lo ngại về cách ứng xử, chuẩn mực hành vi của người nổi tiếng trên mạng xã hội. Với những phát ngôn có phần mất kiểm soát, thiếu căn cứ và mang mục đích hạ bệ đồng nghiệp, lo ngại hơn, nếu không có sự ngăn chặn, vào cuộc kịp thời, rất có thể nó sẽ tạo thành một trào lưu, dẫn đến những tác động tiêu cực tới cộng đồng - khi bản thân Nam Em là một nghệ sĩ, ít nhiều có sự ảnh hưởng tới công chúng nói chung. Điều này cũng rất nguy hại đến phần đông giới trẻ bởi những câu chuyện tương tự sẽ thu hút "độ hóng" rất cao.

Hình ảnh Nam Em trong các livestream gần dây

Đây không phải trường hợp cá biệt, bởi một số người nổi tiếng, nhiều TikToker khác cũng thường xuyên sử dụng chiêu trò lôi kéo sự chú ý bằng cách bới móc đời tư người nổi tiếng, tung tin mập mờ để gây bàn tán, tranh cãi. Sau mỗi lần livestream, khi khán giả càng tò mò, càng tương tác, càng tung hô thì lại càng kích thích họ lên sóng nhiều hơn, lôi ra nhiều câu chuyện drama theo chiều hướng bí mật đời tư nhiều hơn.

Trong livestream mới nhất, Nam Em cũng tiết lộ cả số tiền mà cô ấy kiếm được ở mỗi phiên livestream ít nhất là 3 triệu đồng. Càng nhiều ủng hộ thì họ càng kiếm được nhiều tiền hơn, càng hưng phấn để livestream nhiều hơn. Tuy nhiên khi không kiểm soát được phát ngôn, nói dài, nói dai coi chừng thành nói dại. Lúc đó ranh giới giữa tự do ngôn luận và xúc phạm danh dự của người khác là rất gần, gây ra nhiều hệ lụy đối với cả người phát ngôn lẫn người tiếp nhận.

Tự do ngôn luận hay xúc phạm người khác?

Môi trường mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể tự do chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội, đây là quyền tự do ngôn luận được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, Việt Nam hay bất kỳ đất nước nào trên thế giới cũng đều quy định quyền tự do ngôn luận như một trong những quyền không thể thiếu ở quyền con người nhưng không phải một loại quyền tuyệt đối.

Theo đó, quyền tự do ngôn luận chỉ được chấp thuận, tôn trọng và bảo vệ ở một mức độ, khuôn khổ nhất định để đảm bảo trật tự xã hội được duy trì ổn định. Việc lạm dụng quá mức quyền tự do ngôn luận hoàn toàn có thể xâm phạm quyền riêng tư, ảnh hưởng đến cuộc sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác, những hành vi này đều sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Không ít người "bóc phốt" người khác chỉ vì hiếu thắng, đã đưa những thông tin sai sự thật, lạm dụng các tính năng công nghệ, lạm dụng quyền tự do dân chủ để rồi phải trả giá bằng những năm tháng tù tội.

Bài học từ bản án dành cho bà Phương Hằng

Với những phát ngôn gây sốc trong thời gian qua, nhiều người cho rằng Nam Em rất có thể sẽ đi vào "vết xe đổ" của bà Nguyễn Phương Hằng trước đó. Sau những livestream triệu view làm dậy sóng MXH, bà Nguyễn Phương Hằng đã phải lãnh án 3 năm tù cho những hành vi của mình. Qua vụ án này, nhiều người dùng mạng xã hội đã phải cân nhắc những phát ngôn của mình: tự do ngôn luận nhưng trong khuôn khổ pháp luật.

Bà Nguyễn Phương Hằng - người đã phải lãnh án 3 năm tù cho những hành vi livestream của mình

Bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam (tỉnh Bình Dương) được nhiều người trên mạng xã hội biết đến. Từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân. Bà Phương Hằng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay phim, đăng nhập vào 12 tài khoản mạng xã hội, thực hiện 56 buổi phát sóng trực tiếp, có nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của nhiều cá nhân, nghệ sĩ nổi tiếng khác.

Ca sĩ Đàm Vinh Hưng - một trong những người bị bà Nguyễn Phương Hằng bóc phốt trên livestream, có mặt tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng bị tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng để điều tra. Đến tháng 9/2023, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án phiên sơ thẩm đối với bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Từ những livestream triệu view, bà Phương Hằng đã phải nhận mức án 3 năm tù.

Cẩn trọng với thông tin livestream thiếu kiểm chứng 

Về phía công chúng, cộng đồng dùng mạng xã hội cũng cần có thái độ hết sức rõ ràng, dứt khoát. Cần sử dụng quyền của mình để lên án, thậm chí tẩy chay những nghệ sĩ có những phát ngôn, ứng xử thiếu chuẩn mực, chứ không nên tặc lưỡi cho qua. Bởi nếu công chúng dễ dàng buông lơi thì không khác nào chúng ta đang tiếp tay cho những sai phạm của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là ý thức của các nghệ sĩ tự mình soi chiếu để từ đó có những điều chỉnh hành vi, ứng xử, phát ngôn không vi phạm quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.