Lở đất ở Ấn Độ khiến hơn 50 người thiệt mạng

Truyền thông Ấn Độ hôm nay đưa tin số nạn nhân thiệt mạng trong các vụ lở đất xảy ra ở khu vực đồi núi thuộc bang Kerala, miền Nam nước này, đã tăng lên hơn 50 người. Ngoài ra vẫn còn nhiều người khác mất tích.

Lở đất bắt đầu xảy ra vào khoảng nửa đêm. Hầu hết các nạn nhân là công nhân đồn điền và gia đình họ đang ngủ trong những khu lều tạm. Có gần 350 gia đình đang sống trong khu vực bị ảnh hưởng. Đến nay, 250 người đã được giải cứu.

Do mưa lớn và cây cầu chính bị sập, công tác cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn. Nhà chức trách đã huy động binh lính xây cầu tạm sau khi cây cầu ở huyện Wayanad bị sập cản trở công tác cứu hộ. Hơn 200 binh sĩ cũng đã được điều tới khu vực để hỗ trợ các lực lượng địa phương tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Các vụ lở đất xảy ra ngày 30/7 là thảm họa tồi tệ nhất kể từ năm 2018 của Ấn Độ.

Các vụ lở đất xảy ra ngày 30/7 là thảm họa tồi tệ nhất kể từ năm 2018 khi một trận lũ lụt lớn đã cướp đi sinh mạng của gần 400 người tại Ấn Độ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.