Lộ lỗ hổng lớn của hệ thống phòng không NATO
Ngay từ sáng sớm ngày 14/1, các mạng xã hội của Ukraine đã tràn ngập thông báo về việc diễn ra các cuộc tấn công tên lửa, đi kèm nhiều vụ nổ ở ghi nhận khu vực Kiev và Mikolaiv. Điều kỳ lạ nằm ở chỗ các hệ thống cảnh báo sớm đã không hoạt động. Các nhân chứng đã nghe thấy hàng loạt tiếng nổ trước khi còi báo động được kích hoạt.
Ông Oleh, một người dân Ukraine, cho biết: “Vào lúc 6h sáng, khi chúng tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng nổ lớn. Kính trên các cửa sổ đều vỡ. Đi ra ngoài thì thấy một hố lớn như miệng núi lửa, chúng tôi không hiểu chuyện gì vừa xảy ra.”
Giới chức Ukraine và truyền thông địa phương sau đó cho biết hàng loạt cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp quốc gia này đã bị tấn công, gây mất điện khẩn cấp ở một số khu vực. Tại thành phố Dnipro, một khu chung cư 9 tầng với khoảng 1.700 cư dân cũng bị trúng tên lửa.
Giới quan sát cho rằng điều đáng nói sau các đợt không kích vừa qua của Nga là các hệ thống phòng không tối tân do NATO sản xuất và trang bị cho lực lượng vũ trang Ukraine đã không phản hồi, thậm chí ngay cả cảnh báo phòng không cũng chẳng được đưa ra. Phát ngôn viên của lực lượng phòng không Ukraine Yuriy Ignat cùng ngày thừa nhận Nga có thể đã sử dụng tên lửa đạn đạo để né hệ thống radar và Ukraine không có phương tiện để phá hủy hoặc phát hiện các loại tên lửa này.
Hiện tại bầu trời Ukraine được bảo vệ bởi nhiều hệ thống phòng không khác nhau do NATO sản xuất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, nếu Nga sử dụng tên lửa siêu thanh trong các cuộc oanh kích thì các quốc gia phương Tây đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng khi những hệ thống phòng không hiện đại hàng đầu của họ như IRIS-T hay NASAMS đều tỏ ra bất lực trước loại vũ khí này.
Điều đáng nói là ngoài hệ thống phòng không, mạng lưới trinh sát tối tân của NATO cũng chẳng thể giúp ích gì cho Ukraine, bất chấp các nước thành viên mới đây đã quyết định gửi 3 máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không E-3 Sentry tới căn cứ không quân Otopeni và chúng liên tục hoạt động nhằm trợ giúp Kiev. Không loại trừ khả năng những phương tiện nói trên đã bị gây nhiễu bởi các tổ hợp tác chiến điện tử Nga khiến chúng chẳng biết làm cách nào để truyền thông tin tình báo cần thiết cho các hệ thống phòng không có xuất xứ NATO bố trí trên đất Ukraine.
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
0