Lo mở thẻ tín dụng, hại nhiều hơn lợi

Vụ việc khách hàng bị món nợ thẻ tín dụng Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 8,5 triệu đồng từ năm 2013 đến nay đã thành nợ xấu hơn 8,8 tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận suốt mấy ngày qua. Sự việc này khiến các khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng lo lắng và có sự quan tâm đến tính rủi ro của sử dụng loại thẻ này.

Trước vụ việc một khách hàng nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng bị ngân hàng đòi 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, nhiều người dùng đã bày tỏ sự lo ngại khi sử dụng thẻ tín dụng, hoặc hạn chế mở hay sử dụng phương thức thanh toán này. Anh Nguyễn Thanh Hùng, quận Hà Đông chia sẻ, anh có hai thẻ tín dụng không dùng đến, sau khi biết đến vụ việc này đã gọi điện tới ngân hàng để đóng thẻ vì cũng rất lo ngại vấn đề rủi ro như vụ việc ở ngân hàng Eximbank.

Ảnh minh họa

Không chỉ có anh Hùng, nhiều khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng cho biết, lâu nay thường xuyên dùng thẻ tín dụng vì có rất nhiều ưu điểm như có ưu đãi % cho người dùng, được miễn lãi 45 ngày, nhưng qua sự việc này khiến nhiều người giật mình gọi điện đến các ngân hàng đang cung cấp dịch vụ kiểm tra lại số thẻ đang dùng.

Còn với chị Nguyễn Ngọc Lan, quận Thanh Xuân, dù chưa từng có thẻ tín dụng mà mới chỉ cân nhắc do nhiều bạn bè khuyên sử dụng. Tuy nhiên, sau sự việc được phản ánh trên báo chí, chị cho biết có thể sẽ không mở thẻ tín dụng nữa, bởi theo chị cơ hội chi tiêu chưa thấy đã thấy ngay bẫy tài chính trước mắt.

Thẻ tín dụng là một trong những giải pháp tài chính được phía ngân hàng cung cấp cho khách hàng, chi tiêu trước trả tiền sau. Số tiền chi tiêu tối đa nằm trong hạn mức thẻ tín dụng được cấp. Theo Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, đây là một sự việc mang tính cảnh tỉnh để khi bất kỳ một người dân nào đặt bút ký mở thẻ tín dụng cần phải đọc hiểu rõ bản chất để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, để sử dụng thẻ tín dụng an toàn, các ngân hàng khi cấp thẻ tín dụng thường yêu cầu khách hàng xem những quy định chung, thường họ mở thẻ sau đó gửi đến nhà khách hàng; người có thẻ phải hiểu tất cả những hướng dẫn sử dụng; lập mật khẩu và giữ mật khẩu không để lộ ra ngoài; trả nợ đúng hạn để không bị tính lãi. Khách hàng cần xem các hướng dẫn cách chi tiết để hiểu. Lưu ý với người sử dụng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng nên đọc kỹ hợp đồng mở thẻ tín dụng, đặc biệt ở hai điều khoản: lãi suất hiện tại áp dụng cho thẻ tín dụng; nếu trường hợp nợ quá hạn trả thì ngân hàng sẽ tính lãi phạt như thế nào và có quy định nào về việc ngân hàng sẽ ngưng tính lãi suất khi không trả được nợ.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng. Ảnh: Vnexpress

Ngoài ra, khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng cần hiểu chính xác bản chất của thẻ tín dụng đó là nếu quá thời hạn miễn lãi, khách hàng thanh toán dư nợ chậm hoặc không đầy đủ có thể sẽ phải đóng phí phạt trả chậm lên tới 5% và lãi suất lên tới 20 - 40%/năm tùy từng ngân hàng, từng loại thẻ. Vì vậy để tận dụng các ưu điểm của thẻ tín dụng và tránh rủi ro, người sử dụng cần trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức sử dụng thẻ.

Theo các chuyên gia, việc quan trọng nhất là người dùng phải có thói quen về tài chính cá nhân. Khách hàng phải có thói quen tìm hiểu sản phẩm tài chính kỹ càng, cách sử dụng trước khi sử dụng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với loạt phòng giao dịch. Đáng chú ý, nhà băng này đang giảm dần sự hiện diện tại thị trường Hà Nội.

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2410 và Quyết định số 2411 quy định về lãi suất tiền gửi.

Ngày 14/11, vàng nhẫn trong nước tiếp tục giảm giá do thị trường vàng thế giới hạ nhiệt.

Thị trường chứng khoán trong nước ngày 13/11 chứng kiến một phiên biến động mạnh khi mở cửa trong sắc đỏ, giảm gần 10 điểm vào giữa phiên, sau đó đóng cửa tăng hơn một điểm lên 1.246 điểm.

Giá vàng trong nước ngày 13/11 tiếp tục có sự điều chỉnh, vàng nhẫn một số thương hiệu giảm sâu, lùi về mốc 80,8 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng SJC ổn định giá so với hôm 12/11.

Sáng 12/11, ngân hàng tăng mạnh giá mua USD, giá bán lên kịch trần. Trên thị trường tự do, giá bán USD vượt mốc 25.700 đồng.