Lo ngại trẻ vị thành niên phạm tội

Số vụ thanh thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Một số vụ việc sau đây là ví dụ để mỗi người có thể tăng cường giáo dục con em mình, đặc biệt trong thời điểm sắp nghỉ hè.

Dù mới ra trại tháng 10/2023, khi đó Lê Tiến Đạt mới chỉ 16 tuổi, nhưng đến năm 2024, Đạt tiếp tục bị bắt vì cầm đầu nhóm bạn xông vào nhà dân cướp tài sản.

Không biết từ bao giờ những loại vũ khí tự chế có thể dễ dàng mua bán trên mạng. Và rồi Nguyễn Đăng Sơn sở hữu nó như một hình thức mua vui. Khi xảy ra mâu thuẫn, Sơn sử dụng hung khí đó để cướp tài sản, đòi nợ giúp bạn mình.

Phạm Tiến Thành, năm nay chỉ mới 17 tuổi, nhưng đã nghe lời rủ rê của bạn bè, xông pha đi trả thù giúp bạn.

Sự háo thắng, hơn thua ở lứa tuổi học sinh đã khiến những thanh thiếu niên này quên mất ranh giới của pháp luật. Phạm Tiến Thành, năm nay chỉ mới 17 tuổi, nhưng đã nghe lời rủ rê của bạn bè, xông pha đi trả thù giúp bạn. Khi bạn mình bỏ về nhà, thì Thành ở lại, dùng đao chém 2 phát vào đối phương. Thành hiện đang bị Công an huyện Ba Vì bắt giữ.

Lời biện minh quen thuộc nhất khi phóng viên trao đổi với các nhóm đối tượng này là do thiếu hiểu biết, chưa nhận thức được hành vi vi phạm của mình.

Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Tội phạm vị thành niên không chỉ có dấu hiệu gia tăng về số lượng mà mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, hành vi ngày càng manh động.

Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh thiếu niên không phải là hiện tượng mới. Song một số vụ việc mang tính chất nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây đã và đang là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đăng Dương, Phạm Hoàng Hà (cùng 17 tuổi, ở thành phố Hà Nội); Nguyễn Mậu Tuấn (21 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh); Phan Tiến Hoàng (17 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) về hành vi "Cướp tài sản".

Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo học sinh đã được cấp căn cước công dân tham gia vào việc mua, bán thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Thành (sinh năm 1959, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Sau ba ngày xét xử phúc thẩm vụ án kit test Việt Á, chiều 17/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác có đơn kháng cáo.

Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này. Mới đây lại thêm một nạn nhân nữa bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến gần 2,5 tỷ đồng.