Lo ngại về giá ô tô sau khi Mỹ siết thuế
Quyết định này được cho là nhằm thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về giá cả, chuỗi cung ứng và quan hệ thương mại với các đối tác lớn như Canada, Mexico và Liên minh châu Âu.
Mức thuế mới sẽ có hiệu lực từ 0h01 ngày 3/4 (giờ miền Đông) và không chỉ áp dụng cho ô tô nguyên chiếc mà còn bao gồm cả phụ tùng ô tô nhập khẩu, từ động cơ đến hộp số.
Đối với các linh kiện có nguồn gốc từ Canada và Mexico, nếu tuân thủ các quy tắc của Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), thì tạm thời được miễn thuế. Tuy nhiên, chính quyền Trump khẳng định việc miễn trừ này chỉ mang tính tạm thời và có thể bị điều chỉnh trong tương lai.

Phát biểu tại Phòng Bầu dục, ông Trump nhấn mạnh: “Bạn bè đôi khi còn tệ hơn cả kẻ thù. Vì vậy, chúng ta sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các loại xe không được sản xuất tại Mỹ. Nếu xe được sản xuất trong nước, thì sẽ không có thuế nào cả”.
Thị trường phản ứng mạnh
Ngay sau thông báo của ông Trump, cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô lớn tại Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ: General Motors (GM) giảm hơn 7%, Ford (F) và Stellantis (STLA) cùng giảm hơn 4%.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng, động thái này có thể gây ra những biến động lớn trong ngành ô tô, khiến các hãng sản xuất đối mặt với chi phí cao hơn, từ đó đẩy giá xe tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ.
Nguy cơ giá xe tăng vọt
Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ rằng, một nửa trong số 16 triệu ô tô, SUV và xe tải nhẹ được bán ở Mỹ mỗi năm là xe nhập khẩu. Vì vậy, khi thuế quan được áp dụng, giá xe có thể tăng vọt do các hãng buộc phải chuyển chi phí sang người mua.
Theo phân tích của Anderson Economic Group, thuế quan có thể khiến chi phí sản xuất xe tại Mỹ tăng từ 3.500 đến 12.000 USD mỗi chiếc. Điều này đồng nghĩa với việc giá xe mới sẽ tăng đáng kể, đặc biệt là các mẫu xe phổ thông vốn được nhập khẩu từ Mexico như Chevrolet Blazer, Honda HR-V, hay thậm chí là các dòng xe bán tải Ram hạng nặng của Stellantis.
Một giám đốc điều hành ngành ô tô cho biết: “Một trong những tác động lớn nhất của thuế quan là giảm sự đa dạng của sản phẩm. Các mẫu xe giá rẻ có thể bị loại bỏ khỏi thị trường vì chi phí sản xuất trong nước quá cao”.

Ngành ô tô Bắc Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề
Không chỉ các nhà sản xuất ô tô, mà cả chuỗi cung ứng phụ tùng cũng bị tác động mạnh. Ngành công nghiệp ô tô Bắc Mỹ đã vận hành như một hệ thống thống nhất trong nhiều thập kỷ, nhờ vào các hiệp định thương mại tự do. Các bộ phận xe thường xuyên di chuyển qua lại biên giới Mỹ, Canada và Mexico trước khi lắp ráp hoàn chỉnh. Theo số liệu thống kê, Mỹ xuất khẩu 35,8 tỷ USD linh kiện sang Mexico và 28,4 tỷ USD sang Canada mỗi năm. 550.000 lao động trong ngành phụ tùng ô tô có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu các nhà máy lắp ráp tại Canada và Mexico giảm đơn hàng. Gần 1 triệu ô tô do Mỹ sản xuất được xuất khẩu sang hai nước này vào năm 2024. Nếu Canada và Mexico trả đũa, các nhà máy tại Mỹ có thể phải cắt giảm sản lượng.
Theo Cox Automotive, 30% sản lượng ô tô Bắc Mỹ, tương đương 20.000 xe mỗi ngày, có thể bị đình trệ nếu thuế quan áp dụng trên diện rộng.
Châu Âu và Canada lên tiếng phản đối
Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trump, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã lên án mức thuế này nhưng cho biết, EU sẽ chờ xem trước khi công bố các biện pháp đáp trả.
Tại Canada, Thủ hiến tỉnh Ontario Doug Ford lại có lập trường cứng rắn hơn, kêu gọi chính phủ Canada trả đũa ngay lập tức: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chính phủ liên bang chuẩn bị các mức thuế trả đũa để chứng minh rằng chúng tôi sẽ không bao giờ lùi bước” .
Dù chưa có động thái chính thức, nhưng nếu Canada và Mexico áp thuế ngược lại lên ô tô Mỹ, điều này có thể khiến Mỹ mất đi một phần thị trường xuất khẩu quan trọng.

Người lao động Mỹ có thực sự hưởng lợi?
Chính quyền Trump khẳng định thuế quan sẽ bảo vệ ngành sản xuất trong nước, nhưng nhiều chuyên gia lo ngại rằng nó có thể phản tác dụng. Nếu giá xe tăng quá cao, người tiêu dùng Mỹ có thể giảm mua xe mới, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Nếu các hãng xe buộc phải cắt giảm sản xuất vì không thể hấp thụ chi phí, công nhân Mỹ có thể mất việc làm thay vì được bảo vệ.
Tuy nhiên, Chủ tịch công đoàn United Auto Workers (UAW) Shawn Fain lại lên tiếng ủng hộ động thái này: “Để chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần sửa đổi những thỏa thuận thương mại bất lợi đã tồn tại lâu nay. Chính quyền Trump đã tạo nên dấu ấn lịch sử với quyết định này”.
Các kỹ sư Nga thuộc Trung đoàn Công binh số 92 của nhóm lực lượng phía Bắc đã tham gia vào các hoạt động rà phá bom mìn tại các khu vực biên giới của vùng Kursk, sau khi quân đội Ukraine rút lui.
Hàn Quốc đang trong giai đoạn căng thẳng khi Tòa án Hiến pháp chuẩn bị ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Quyền Tổng thống Han Duck-soo đã kêu gọi người dân giữ bình tĩnh và chấp nhận quyết định của tòa án.
Cư dân và du khách ở khu nghỉ dưỡng suối nước nóng sang trọng Blue Lagoon, cũng như thành phố đánh cá Grindavid với khoảng 40 hộ dân, đã được sơ tán.
Trận động đất 7,7 độ xảy ra tại Myanmar vào trưa 28/3 đã khiến nhiều công trình, kiến trúc tôn giáo của đất nước này bị phá hủy nặng nề. Hình ảnh được phóng viên Đài Hà Nội gửi về từ tâm chấn Mandalay.
Hàng dài người dân tại thành phố Mandalay xếp hàng dưới nắng nóng để chờ được tiếp tế nước sạch và thực phẩm. Ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội từ Myanmar.
Nạn nhân là một thanh niên 26-27 tuổi, bị mắc kẹt bên trong Khách sạn Aye Chan Thar ở Nay Pyi Taw, cách bệnh viện nơi đoàn Việt Nam đang triển khai công tác cứu hộ khoảng 20km. Nhóm phóng viên Đài Hà Nội thông tin từ Myanmar.
0