Lời giải nào cho bài toán cải tạo chung cư cũ Hà Nội | 17/03/2024

Hà Nội có khoảng 1.500 chung cư cũ, gắn với cuộc sống của gần 250.000 người. Hầu hết trong số này đều đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng không còn đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của người dân. Song sau hơn hai năm, việc triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội vẫn chậm và còn nhiều vướng mắc. Vậy Hà Nội cần giải quyết vấn đề này như thế nào để đảm bảo tiến độ và xử lý được những vướng mắc tồn tại trong việc cải tạo chung cư cũ? Vấn đề này sẽ được GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội chia sẻ trong chương trình hôm nay.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đêm ngày mùng 2, rạng sáng 3/11 vừa qua, tại Hà Nội đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng do nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe gắn máy tham gia đua xe với tốc độ cao gây ra, khiến một cô gái trẻ tử vong. Vụ việc này đã gây bức xúc trong dư luận. Trong chương trình Góc nhìn Hà Nội, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội sẽ tham gia bàn luận về thực trạng này cũng như công tác quản lý của ngành chức năng và trách nhiệm của gia đình trong việc thanh niên thiếu niên sử dụng xe gắn máy.

Ngày 30/10/2019, Hà Nội chính thức trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của Thủ đô. Việc gia nhập mạng lưới này không chỉ giúp Hà Nội quảng bá văn hóa mà còn thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo. Đây sẽ là chủ đề được Góc nhìn Hà Nội và PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, bàn luận.

Lâu nay ở nhiều địa phương phổ biến tình trạng do vướng mắc về việc xác định giá đất nên nhiều dự án đã có quyết định, chủ trương đầu tư nhưng không thể giải phóng mặt bằng. Vậy làm thế nào để định giá đất đúng với giá thị trường? TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, sẽ giải đáp câu hỏi này.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, bởi đây chính là nguyên nhân cốt lõi làm chậm tiến độ và giảm hiệu quả của hầu hết các hoạt động phát triển. Góc Nhìn Hà Nội sẽ bàn về câu chuyện liên quan đến thể chế cùng các khách mời: TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS. TS. Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.

Hiện nay, sàn bán hàng online giá rẻ xuyên biên giới Temu đang âm thầm tiến vào thị trường Việt. Hàng hóa được bán ở đây có thể rẻ hơn 90% so với thị trường. Tuy nhiên, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, phương thức vận chuyển... của Temu đều có nhiều vấn đề cần đặt ra. Đây sẽ là vấn đề được bàn luận trong chương trình Góc nhìn Hà Nội với sự tham gia của bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.

Thực hiện kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, từ đầu tháng 10/2024 lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường xử lý nghiêm học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông. Việc xử phạt phải làm như thế nào mới đạt hiệu quả và cần thêm những giải pháp hỗ trợ nào? TS. Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, sẽ cùng Góc nhìn Hà Nội bàn luận.