Lời giải nào cho bài toán cải tạo chung cư cũ Hà Nội | 17/03/2024

Hà Nội có khoảng 1.500 chung cư cũ, gắn với cuộc sống của gần 250.000 người. Hầu hết trong số này đều đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng không còn đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của người dân. Song sau hơn hai năm, việc triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội vẫn chậm và còn nhiều vướng mắc. Vậy Hà Nội cần giải quyết vấn đề này như thế nào để đảm bảo tiến độ và xử lý được những vướng mắc tồn tại trong việc cải tạo chung cư cũ? Vấn đề này sẽ được GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội chia sẻ trong chương trình hôm nay.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, Hà Nội đang phấn đấu trở thành một trong ba trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa của cả nước. Bên cạnh những nguồn lực lớn mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đầy sẽ là chủ đề được chương trình bàn luận cùng PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Bánh giầy không chỉ là món ăn mà còn là biểu tượng của sự tròn đầy, viên mãn, đại diện cho lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên. Vậy nhưng, nếu bánh giầy ở những vùng đất khác chỉ là một món quà bánh đơn thuần, thì bánh giầy thôn Gà, xã Cổ Loa lại mang trong mình một câu chuyện và hồn cốt đặc biệt, gắn liền với những giá trị truyền thống của dân tộc.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng xã hội, tình trạng mua bán thuốc tràn lan mạo danh 'thần y' online ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Các hình thức kinh doanh này không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe cộng đồng, mà còn cho thấy những lỗ hổng nghiêm trọng trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Trong những năm gần đây, sự kiện Lễ hội Thiết kế Sáng tạo tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Hà Nội có rất nhiều điểm, cụm di sản kiến trúc có giá trị cần được gìn giữ và đưa vào sử dụng. Không chỉ dừng lại trong khuôn khổ một sự kiện, tiềm năng di sản kiến trúc Hà Nội cần khai thác bền vững. Đây sẽ là chủ đề được chương trình bàn luận cùng PGS. TS. KTS. Trần Minh Tùng, Trưởng bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Đại học Xây dựng Hà Nội.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi sâu sắc cách con người làm việc, tạo ra cơ hội và thách thức cho lực lượng lao động toàn cầu. Với bối cảnh cụ thể tại Việt Nam, doanh nghiệp cần gì ở nguồn nhân lực trong môi trường số và sinh viên cần kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp? GS. TS. Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội và TS. Vũ Tất Thành, chuyên gia công nghệ thông tin sẽ giải đáp câu hỏi này.

Là nghệ sĩ chơi đàn tì bà nhưng hơn 20 năm qua, nghệ nhân ưu tú, ca nương Phạm Thị Huệ lại đam mê và miệt mài theo đuổi nghiệp ca trù. Chẳng mong được gì cho riêng mình, chị chỉ mong miễn sao được đàn, được hát và sống trọn tình yêu với bộ môn nghệ thuật ca trù mà chị nhận thấy nó là như sứ mệnh của cuộc đời mình.