Lời hẹn với Hà thành
Mười ba tuổi, tôi đặt chân đến Hà Nội trong chuyến đi thăm Lăng Bác được nhà trường tổ chức. Đó là lần đầu tiên tôi đến Thủ đô - nơi thành phố hoa lệ, nơi mà đứa học sinh nghèo tỉnh lẻ là tôi chưa từng đặt chân đến. Chuyến đi tour trong ngày khá vội. Hà Nội trong tôi ngày đó là Quảng trường Ba Đình rộng lớn, là Lăng Bác uy nghi trầm mặc, là ngôi nhà sàn Bác ở đơn sơ bình dị, là ao cá, là bờ tre, là hàng râm bụt dưới bầu trời xanh đầy nắng và gió. Hà Nội lúc đó đối với tôi vừa lạ, vừa quen.
Mười tám tuổi, tôi lại đến Hà Nội trong mấy ngày dự thi đại học. Nhưng ngoài từ nơi trọ đến trường thi, tôi chẳng biết gì hơn thế. Hà Nội lúc đó vội vã theo bước chân của những sĩ tử. Hà Nội ngơ ngác mắt nhìn, bơ vơ, lạ lẫm và Hà Nội cũng rất trẻ trung, đáng mến trong màu áo xanh tình nguyện của các anh chị sinh viên. Hà Nội dễ gần, dễ mến, xởi lởi như cô chủ nhà khi chia tay còn gói tặng ông cháu tôi ít quả sấu làm quà với lời hẹn chừng nào nhập học thì lên nhà cô ở.
Nhưng rồi tôi đã lỡ hẹn với Thủ đô khi không đủ điểm đậu nguyện vọng 1 vào Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi ngược vào Nam mang theo ước mơ con chữ. Xa Hà Nội thật rồi!
Nhưng thật không ngờ, khi đi xa, tôi lại gặp Hà Nội nhiều hơn qua những bức thư tay mà bạn gửi. Sau hai năm làm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, bạn khẳng định mình đã trở thành thổ dân của đất này, rằng khi tôi về Hà Nội bạn sẽ tình nguyện làm hướng dẫn viên đưa tôi đến bất cứ đâu tôi muốn. Lời hứa hẹn cứ chộn rộn trong lòng, tôi mường tượng cuộc gặp gỡ với Hà Nội mà tâm hồn chợt ngân lên xao xuyến.
Hà Nội có bạn và có cả những ước mơ. Những bức thư tay giữa chúng tôi cứ ngược xuôi Nam - Bắc đều đặn hằng tuần. Trong thư, bạn kể nhiều về Hà Nội. Những cung đường, những quán ăn mà tôi chưa một lần đi tới; những con người tôi chưa một lần gặp mặt trở nên gần gũi, thân thương tự bao giờ. Bạn yêu Hà Nội, tình yêu đó, có cả trong tôi.
Tôi học xong, chọn miền đất võ trời văn Bình Định là nơi lập nghiệp. Những lá thư tay xuôi ngược cũng dần thưa, tôi và người ấy không còn liên lạc. Nhưng trong tôi, Hà Nội vẫn không hề thay đổi. Ở nơi quê hương thứ hai, tôi vẫn chờ mong một ngày nào đó, mình đến Hà Nội, chầm chậm tản bộ bên bờ hồ Gươm đón cơn gió mát lành thổi về vờn lên mái tóc, lặng nghĩ về chiều sâu truyền thuyết trả gươm hay nhẩn nha thưởng thức kem Tràng Tiền. Hoặc đơn giản chỉ là ngồi trên ghế đá ngắm mặt hồ lăn tăn gợn sóng, lặng dõi theo từng dáng người qua lại để thấy một Hà Nội thiêng liêng mà gần gũi, một Hà Nội đẹp cổ kính mà thanh lịch, hào hoa,…
Ước muốn tưởng chừng giản đơn mà hơn hai chục năm rồi tôi vẫn chưa thực hiện được. Bao năm nay, tôi vẫn ngang qua Hà Nội để về thăm quê. Vậy mà lần nào cũng vội, lần nào cũng xẹt ngang qua một cách vội vã. Những cung đường, những ngôi nhà nơi Hà thành cứ lùi lại phía sau qua ô cửa chiếc xe khách. Dòng người vẫn tấp nập ngược xuôi, lòng tôi chợt rối, chợt cảm thấy mình còn mắc nợ với Hà thành khi còn đó một lời hẹn.
Trương Thúy
Giá gạo Việt Nam và gạo Ấn Độ giảm trên thị trường châu Á trong tuần qua; Hà Nội: Xử lý nghiêm cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông; Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza; Lật phà ở Congo, khoảng 140 người thiệt mạng và mất tích;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Bảo tàng ở mỗi quốc gia không chỉ giúp lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tinh túy của nhân loại, mà còn tạo ra những giá trị vật chất cho nền kinh tế. Đồng thời, Bảo tàng còn có giá trị giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống, thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ. Vì vậy cần có những cách để mọi người khi đến Hà Nội là nghĩ cần phải đi bảo tàng.
Từ những phiến đá thô sơ cho đến những công trình vững chãi, không chỉ là câu chuyện về một vật liệu thiên nhiên mà còn là hành trình tìm lại những ký ức, những dấu ấn của quá khứ còn vương vấn trên từng viên đá lỗ chỗ, từng ngôi nhà mang dấu tích của thời gian. Đó là đá ong, lặng thầm gắn bó với con người Hà Nội suốt hàng trăm năm qua.
Khi bước sang tuổi già, người cao tuổi không thể lao động và mọi khoản chi tiêu đều phụ thuộc vào lương hưu.
Nem lụi hay còn gọi là nem nướng, là một đặc sản quen thuộc của ẩm thực Việt. Thế nhưng nhà máy sản xuất nem nướng lớn nhất thế giới lại được đặt ở Udon Thani – một tỉnh phía Đông Bắc Thái Lan có đông người Việt Nam sinh sống, do một doanh nhân gốc Việt làm chủ.
Quân đội nhân dân Việt Nam - Điểm tựa vững chắc của nhân dân; Nhiều loại khí tài hiện đại tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế; Phát huy tiềm năng dược liệu Việt Nam; Tổng thống Mỹ ký luật tránh đóng cửa chính phủ;... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
0