Lời rao mang bao ký ức
Chiều nay, Hường sẽ chia sẻ với bạn những dòng tự sự của Thu An.
Ngày bé, nhà tôi ở miền quê heo hút người, lời rao của cô bán hàng rong là thứ tôi luôn ngóng trông. "Ai mua rau mua cá không?" Mẹ đang làm vườn đâu đó nghe được sẽ chạy ra ngoài ngõ đón mua đồ. Xe của cô bán hàng như một quầy tạp hóa thu nhỏ, đủ thứ từ thức ăn tươi sống tới các loại bánh trái. Đều đặn tầm chín, mười giờ sáng tiếng rao quen thuộc lại vang lên. Tôi khấp khởi theo chân mẹ, niềm vui lấp lánh trong mắt khi được mẹ mua cho chút quà vặt.
Quê tôi mùa khô nóng rát, chiều vàng nắng văng vẳng tiếng chuông leng keng kèm lời rao "ai kem không?" Thứ âm thanh ấy như một câu thần chú mê hoặc tôi. Ngày ấy, những người bán kem thường thu mua cả ve chai, không có tiền vẫn có thể ăn kem nhờ đổi đồng nát. Tôi hay đi lượm dép rách, giấy vụn, chai lọ bỏ đi để đổi lấy kem. Chỉ cần nghe tiếng leng keng cùng lời rao quen thuộc, tôi đợi sẵn trước nhà. Que kem bé xíu, đủ màu, mát lạnh tan ngay vào đầu lưỡi làm tôi lịm đi vì sung sướng.
Lớn lên, tôi xa núi dừng chân nơi phố thị. Đô thành níu chân tôi bởi nhiều điều mới mẻ và cả những lời rao giản dị. Nửa buổi sáng, cô gánh tàu hũ nóng đi ngang, giọng trong trẻo cất vang: "ai tàu hũ nóng đây". Những ngày thảnh thơi ở nhà, tôi sẽ mở cửa gọi ngay một chén tàu hũ nóng. Giữa trưa, trong những con hẻm sâu hun hút vang lên tiếng rao của mấy bác chuyên mài dao kéo: "ai mài dao mài kéo đây". Thỉnh thoảng lọt thỏm dưới mái hiên là tiếng rao của một cô thu mua ve chai: "ve chai bán không".
Đôi khi giữa buổi trưa vắng lặng là giọng cô bán chổi khắc khoải: "chổi không, chổi chà, chổi lông gà, chổi quét nhà, ai mua không". Xế chiều, giữa những cơn đói cồn cào chợt xe bánh chưng, bánh giò thơm phức mùi lá dong lá chuối ngang qua, cất tiếng rao thân quen "bánh chưng, bánh giò đây". Những buổi đêm tĩnh mịch, ánh đèn đã tắt, vang vọng đâu đó từ ngoài đường những tiếng rao quen thuộc đó.
Những lời rao dung dị nhớ thương ấy cất lên từ chất giọng của một bà người Bắc, một chị miền Trung hay có khi của một anh miền Nam. Tôi đoán mỗi lời rao là một phận đời miền quê nhọc nhằn kiếm sống…
Lời rao len lỏi cả vào trong giấc ngủ, ngang qua những giấc mơ chập chờn nhớ thương. Chợt nghĩ, một ngày nào đó, nếu không còn những lời rao….
Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.
Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.
Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?
0