Lời sau cùng của các bị cáo trong đại án Việt Á

Nói lời sau cùng, tất cả các bị cáo đều bày tỏ sự ăn năn hối hận, đồng thời xin được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm có cơ hội trở lại cộng đồng.

Tối 9/1, Hội đồng xét xử đại án Việt Á cho các bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư tỉnh Hải Dương bày tỏ sự đau xót, hối hận về những hành vi sai lầm của bản thân. Ông Thăng cho biết trong suốt 34 năm công tác từ khi là giáo viên, đã liên tục phấn đấu, rèn luyện, cống hiến hết mình cho Đảng, Nhà nước; nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, chưa bao giờ bị kỷ luật.

Bản thân ông cũng đã nhận thức sâu sắc những sai phạm của mình trong vụ án, thừa nhận những chỉ đạo chưa đúng trong công tác chống dịch COVID-19 ở Hải Dương, đồng thời nhận trách nhiệm về những sai phạm trên với cương vị từng là người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Hải Dương và coi đây là bài học đau xót mà ông rút ra được.

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư tỉnh Hải Dương.

Trong khi đó, Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nghẹn ngào gửi lời cảm ơn đến các giáo sư, học trò, các cơ quan đồng nghiệp đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông. Ông Long cho rằng trong thời gian khó khăn, cam go, thách thức nhất của ngành y tế, các đồng nghiệp luôn tâm niệm cố gắng hết sức chống dịch. Những điều trên làm ông thấy ân hận và xót xa vô cùng. Vì thế, ông Long mong Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho các bác sĩ, nhân viên y tế sai phạm trong vụ án này để họ được hưởng mức án thấp nhất, sớm trở về với người thân.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt, khi được nói lời sau cùng, thừa nhận bản thân là người điều hành và quyết định mọi việc của Công ty Việt Á. Các nhân viên là những người làm công ăn lương, không được hưởng bất kỳ lợi ích nào và buộc phải làm theo sự chỉ đạo của Việt. Vì vậy, Việt mong Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các nhân viên của Việt Á.

Hơn 30 bị cáo còn lại khi được cho nói lời sau cùng, cũng đều thể hiện sự ăn năn, hối cải về hành vi phạm tội của bản thân và mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Bị cáo Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Việt Á.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.

Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.

Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.