Lời thú nhận bất ngờ của vị Tổng tư lệnh Ukraine

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine-Valery Zaluzhny nói rằng, tình hình trên mặt trận Nga-Ukraine khiến ông nhớ đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ý kiến của ông càng được củng cố sau khi đọc cuốn sách “Đột phá phòng tuyến kiên cố” của Thiếu tướng Pavel Smirnov, viết năm 1941 và có nội dung phân tích về các trận chiến trong Thế chiến thứ nhất.

Zaluzhny lưu ý rằng, chiến thuật chiến tranh hiện đại bao gồm việc nhanh chóng nhận ra nơi tập trung của kẻ thù và tiêu diệt chúng bằng vũ khí có độ chính xác cao. Trong một bài viết được The Economist xuất bản, ông đã chia sẻ tầm nhìn của mình về khả năng quân sự nào sẽ giúp Ukraine chiếm ưu thế trước Nga. Theo ông, vai trò quyết định sẽ không phải do những phát minh mới, mà do sự tích hợp của các giải pháp kỹ thuật hiện có, như máy bay không người lái, tác chiến điện tử, tác chiến phản pháo và thiết bị rà phá bom mìn.

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine - Valery Zaluzhny nói với The Economist về các sự kiện hiện tại trên mặt trận Nga - Ukraine.

Tổng tư lệnh QĐ Ukraine Valery Zaluzhny

Ông Zaluzhny chia sẻ: “Thực tế đơn giản là, chúng tôi thấy mọi thứ đối phương làm và họ thấy mọi thứ chúng tôi làm. Để phá vỡ sự bế tắc này, chúng tôi cần một thứ gì đó mới - giống như thuốc súng mà người Trung Quốc đã phát minh ra ngày xưa” và “chúng ta cần khai thác sức mạnh của các công nghệ mới”.

Ông Zaluzhny cũng cho rằng, quân đội Ukraine có khả năng di chuyển với tốc độ 30 km mỗi ngày khi chọc thủng các tuyến phòng thủ, điều này theo ông sẽ có thể chiếm lại Crimea trong bốn tháng.

Tuy nhiên, thực tế hóa ra lại khác. Ở mặt trận phía Đông, quân đội và thiết bị mắc kẹt trong các bãi mìn gần Bakhmut, còn thiết bị của phương Tây thì bị pháo binh và máy bay không người lái của Nga bắn phá. Tình huống tương tự cũng diễn ra ở mặt trận phía Nam, nơi các lữ đoàn mới thành lập được trang bị thiết bị hiện đại của phương Tây ngay lập tức gặp vấn đề.

Zaluzhny cũng nói rằng, các đồng minh của Kiev cho thấy hoạt động chưa đầy đủ trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Họ không có thời gian để đáp ứng nhu cầu của mặt trận. Ví dụ, sự chậm trễ trong việc giao các hệ thống tên lửa tầm xa và xe tăng, đã cho phép Nga tập hợp lại và tăng cường khả năng phòng thủ ở khu vực Kharkov và Kherson vào cuối năm 2022.

Zaluzhny phàn nàn: “Những hệ thống này phù hợp nhất với chúng tôi vào năm ngoái, nhưng chúng chỉ xuất hiện trong năm nay”.

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny phàn nàn về phương Tây

Tình hình tương tự với máy bay chiến đấu F-16. Chúng dự kiến sẽ xuất hiện trên mặt trận vào năm tới, nhưng hiệu quả của chúng có thể bị giảm do Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400, chúng có khả năng tấn công thành phố Dnepr.

Zaluzhny tin rằng, Vladimir Putin đang tính đến sự suy giảm tinh thần của người Ukraine và việc phương Tây ngừng hỗ trợ. Theo vị tướng này, việc kéo dài xung đột sẽ có lợi cho Nga.

Bất chấp sự bi quan của Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine, Ukraine đã nhận được ít nhất 5 máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Hai trong số chúng được chuyển qua biên giới Ba Lan-Ukraine đã được tháo rời, giấu trong các container hàng hóa.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy kiểm tra máy bay chiến đấu F-16 ở Eindhoven vào ngày 20/8/2023. Đến nay, Ukraine đã nhận được ít nhất 5 chiếc F-16 do Mỹ sản xuất

Nơi chúng tập kết được bảo vệ nghiêm ngặt. Có lẽ đây là nhà chứa máy bay của nhà máy sửa chữa máy bay Lvov, nơi bị tên lửa Nga bắn trúng. Cũng có khả năng, máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ được chuyển đến Kiev để lắp ráp. Một lựa chọn khác là, nhà máy hàng không Kharkov, nơi cũng nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công bằng tên lửa của Nga.

Chuyên gia quân sự Nga, Thiếu tướng Vladimir Popov nói với kênh Aif-ru: “Máy bay Mỹ sẽ ẩn nấp và khó có thể bay lên bầu trời ngay lập tức”.

Những máy bay chiến đấu này sẽ phải đối mặt với những rủi ro giống như tất cả các lực lượng không quân Ukraine khác. Chúng cũng dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng không của Nga như Su-27 hay MiG-29. Cần lưu ý khả năng của máy bay chiến đấu Su-35S của Nga, nhờ tầm bắn của tên lửa không đối không, có thể tấn công các mục tiêu trên không của đối phương khi chúng không hề hay biết về cuộc tấn công. Về vấn đề này, dự kiến khi những chiếc F-16 rời khỏi nhà chứa máy bay, ai sẽ là người đầu tiên thực hiện cú bắn chính xác - phòng không hay không quân.

Doanh nhân và nhà phát minh người Mỹ Elon Musk đồng tình với nhận định của doanh nhân David Sachs rằng, Ukraine không thể thắng trong cuộc xung đột và Tổng thống Zelensky không thể thừa nhận thất bại.

Ông Sachs đăng trên Tưitter,  gọi báo cáo của ấn phẩm Time về tình hình ở Ukraine là "khoảnh khắc Cronkite", so sánh nó với báo cáo của nhà báo Walter Cronkite về Chiến tranh Việt Nam. Báo cáo này đã dẫn đến việc mất đi sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.

Nhà văn quân đội Trung Quốc Chen Xi cũng cho rằng, nỗi lo sợ tồi tệ nhất của Zelensky là chính đáng khi xung đột Palestine-Israel ngày càng tồi tệ. Ông lưu ý rằng, sự chú ý của Mỹ và các nước châu Âu đã chuyển sang Trung Đông.

hồ sơ chiến tranh ukraine

Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ đi tới đâu? Chúng ta chỉ có thể trả lời được câu hỏi đó nếu  hình dung được con đường mà chiến sự đã diễn ra. Cuộc chiến này sẽ được kết thúc như thế nào? Có lẽ việc này sẽ phụ thuộc vào sự định đoạt của người Nga là chính. Vì thế, khi chúng ta đánh giá sự việc theo cách tiếp cận của người Nga và nhìn vào lịch sử của họ, chúng ta có thể dự đoán được người Nga sẽ kết thúc cuộc chiến tranh này ra sao.

Kính mời quý vị độc giả theo dõi loạt bài HỒ SƠ CHIẾN TRANH UKRAINE được Đài Hà Nội phát hành liên tục TẠI ĐÂY.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.

Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.

Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.