Long Biên: Dân sống chung với lũ
Sau nhiều ngày sống trong cảnh không điện, không nước sinh hoạt, lụt lội, chị Nguyễn Thị Ngọc đã phải chuyển đi ở nhờ bởi nỗi lo sống trong môi trường không đảm bảo sức khỏe cho con nhỏ, mẹ già.
Không riêng gia đình chị Ngọc, hàng nghìn người dân ở vùng đất bãi phường Cự Khối đang phải sống trong tình cảnh thiếu thốn trăm bề khi mà nước lũ vây quanh.
Chị Nguyễn Thị Ngọc chia sẻ: “Mình không có ý định di cư, nhưng trong kia ngập với mất điện, mọi thứ đều xáo trộn nên buộc phải chuyển ra chỗ khô ráo và có điện”.
1.029 nhà dân thuộc tổ 1, 4 và một phần tổ 3, phường Cự Khối, chìm trong nước, nơi ngập sâu nhất hơn 2m. Toàn bộ việc di chuyển, nhận cứu tế, hàng hóa nhu yếu phẩm đều bằng thuyền tự chế.
Anh Phan Ngọc Cường, phường Cự Khối, cho hay: “Vợ chồng tôi và con bây giờ đang phải ở nhờ nhà người thân dưới Đông Dư, còn bố mẹ vẫn đang ở nhà, nhưng không có điện. Buổi sáng tôi phải về xem bố mẹ có cần gì không để mua về”.
Trong số 3.600 người dân sống trong vừng ngập lụt thì 617 người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người ốm đau đã được chính quyền đưa đến nơi ở an toàn.
Ông Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch UBND phường Cự Khối, cho biết: “Uỷ ban phường đã chuẩn bị tất cả lực lượng từ con người đến phương tiện cũng như nhu yếu phẩm để phục vụ nhân dân. Hiện nay, phường đã chuẩn bị hơn tấn gạo và các trang thiết bị cho công tác phòng chống lũ”.
Thực hiện Công điện số 13 của UBND thành phố Hà Nội, quận Long Biên đã rà soát các khu vực dân cư ngoài bãi bị ảnh hưởng của nước lũ. Thống kê, 2.460 hộ với 8.954 nhân khẩu của 7 phường phải di dời do nước sông Hồng đang dâng cao.
Quận Long Biên đã triển khai các phương án phòng, chống bão, lũ; tập trung bảo vệ những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, những địa bàn xung yếu; các cấp, ngành kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn, ốm yếu, hộ nghèo, gia đình chính sách; kịp thời cung cấp lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu khác khi cần thiết; quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị bỏ rơi trong lũ lụt.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.
Hưởng ứng phong trào thi đua hành động để Thủ đô “sáng – xanh – sạch – đẹp”, nhân dân ở nhiều quận, huyện đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, duy trì đường phố thông thoáng, sạch đẹp và an toàn.
0