Lòng tri ân bắt nguồn từ trái tim
Người thầy đầu tiên khiến tôi ôm mộng trở thành giáo viên là cô giáo dạy chúng tôi năm học lớp ba và lớp bốn. Tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt phúc hậu và mái tóc xoăn của cô. Tôi nhớ cả nụ cười của cô, tôi nhớ luôn cả những lần cô đau đáu vì học sinh của mình. Cũng có lúc cô giận cô mắng lũ học trò nghịch ngợm khiến chúng tôi phải im re.
Ngày ấy lớp có những bạn hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Có thể làm gì cho các bạn là cô lại chủ động hỗ trợ. Cô xin cho các bạn quần áo ấm khi trời trở rét. Ngày lễ, Tết cô vận động đây đó để các bạn có chút quà. Tấm lòng nhân hậu, ấm áp của cô khiến tôi quyết định sau này nhất định cũng sẽ làm giáo viên như cô.
Có những lúc tôi tưởng mình sẽ rẽ hướng nhưng cuối cùng vẫn bước chân vào giảng đường sư phạm, nơi sẽ cho tôi kiến thức để đến với nghề giáo. Ngành học của tôi khi đó còn khá mới mẻ, tôi là khoá thứ ba của khoa giáo dục đặc biệt Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
Những năm học đầu, bao nhiêu háo hức thì đến lúc đi thực tập lại có vô vàn áp lực. Tôi học song song ngành mầm non và đặc biệt, vì thế ngoài thực tập trong môi trường chuyên biệt sẽ có cả môi trường mầm non. Ngày ấy, một ngày có thể soạn tới 5 giáo án, mỗi giáo án ngắn cũng hai ba trang viết tay. Học từ kỹ thuật lau bàn sao cho đúng đến việc làm thế nào quản mấy chục cháu giờ nào việc ấy. Có những bé lớp nhà trẻ hay lớp mẫu giáo đang ngủ say sưa bỗng bật dậy khóc ầm ĩ vì ngủ mơ, các cô giáo phải thật nhanh vỗ về dỗ dành để bé tiếp tục ngon giấc, cả lớp không phải tỉnh giấc. Có bé ngày đầu đi học chỉ khóc và trớ, cô phải bế ẵm, cưng nựng. Lương giáo viên những năm ấy rất thấp. Nếu không có tình yêu nghề níu giữ thì có lẽ chẳng ai đủ can đảm để đứng giữa một bên là học trò, một bên là phụ huynh, với bao áp lực chỉ tiêu, thi đua, giáo án mỗi ngày.
Làm cô giáo, rồi làm mẹ. Nghề nào cũng vậy, phụ nữ chỉ được nghỉ 6 tháng rồi quay lại công việc sau sinh nở. Ôm học trò nhỏ trong tay vỗ về khi chúng khóc, chườm khăn khi chúng sốt, dỗ dành khi chúng không chịu ăn… những khi ấy lại nhói lòng thương con mình. Không biết con có được vỗ về, có được chăm sóc vuốt ve giống như mẹ đang dỗ dành học sinh của mình?
Ngày khai giảng của con cũng là ngày những người mẹ, người thầy là giáo viên phải lo cho học sinh nên chẳng thể thấy con mình háo hức trong ngày đầu tiên đi học ra sao. Làm con của giáo viên sẽ thường xuyên thấy mẹ mang việc về nhà, sẽ thường xuyên thấy mẹ bớt thời gian trò chuyện với con để làm an lòng phụ huynh, xử lý những chuyện nhỏ to trên lớp xảy ra mỗi ngày.
Làm giáo viên đặc biệt - dạy những đứa trẻ khiếm khuyết, đôi khi chẳng thể nghe học sinh nói lời chúc mừng. Niềm vui nho nhỏ là thấy học trò của mình tiến bộ dù chỉ một chút. Là sự rạng rỡ của ba mẹ khi nghe tiếng con gọi tuy chưa tròn vành rõ chữ. Đôi khi là những tủi hờn khó nói hết chỉ vì một sơ suất nào đó học trò bị va vào đâu xước chân, một vết bầm không biết từ đâu. Sau giờ làm việc ngày nào không có tin nhắn, điện thoại bất ngờ từ phụ huynh là ngày đó an tâm ngủ ngon.
Vì cũng là giáo viên nên tôi hiểu rằng chẳng có món quà nào quý hơn đó là tấm lòng chân thành của phụ huynh, sự ghi nhận của họ với những gì thầy cô đã nỗ lực cho con em họ. Là cách người lớn dạy dỗ con em mình hiểu thế nào về lòng biết ơn, tinh thần tôn sư trọng đạo. Quà to, giá trị không bằng một lời cảm ơn chân thành.
Ngọc Anh
Khi đăng ký khai sinh cho con thì cả cha và mẹ đều phải cung cấp những thông tin liên quan với chính quyền địa phương. Trong trường hợp mẹ bỏ đi thì làm thế nào để con vẫn được đăng ký giấy khai sinh?
Thung lũng hoa hồ Tây hồi sinh; Đài tưởng niệm Liệt sĩ đẹp ở phường Xuân La; Tái diễn tình trạng đỗ xe trái phép trong khu dân cư.. là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.
70 năm qua, đã có biết bao thế hệ lớn lên dưới những mái trường của Thủ đô, dưới sự dạy bảo của biết bao thầy cô giáo. Trong những dấu ấn 70 năm của Thủ đô Hà Nội, có công sức to lớn của những người giáo viên, những người luôn cần mẫn chở con thuyền tri thức, ươm mầm khát vọng.
Hà Nội: Yêu cầu cắt điện, nước công trình vi phạm; Trạng thái "kim tự tháp ngược" khiến thị trường thiếu lành mạnh; Phát triển nhà ở xã hội cần đồng bộ các giải pháp... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.
Vinh quang nghề giáo; Thầy Khang - "ông nội" của học sinh trường Marie Curie; Giáo dục Hà Nội giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước... là những nội dung chính sẽ có trong Chương trình Hà Nội 18h00 hôm nay.
Tối và đêm nay, 19/11, trời nhiều mây, không mưa, nhiệt độ giảm xuống còn 20-25 độ, độ ẩm 60-88%. Trời se lạnh.
0