Lừa đảo qua mạng, câu chuyện không hồi kết

Sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng xã hội ngày càng tham gia nhiều hơn vào cuộc sống con người. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực, không gian mạng cũng trở thành địa bàn hoạt động thường xuyên của các đối tượng lừa đảo.

Chỉ trong nửa đầu năm 2024, đã có hàng trăm vụ lừa đảo với quy mô lớn xảy ra trên không gian mạng, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook.

Không phải là năm đầu tiên tổ chức trại hè thiếu nhi, nhưng chưa bao giờ, công tác tuyển sinh cho các khóa học hè tại Thành đoàn Hà Nội lại khó khăn như năm nay. Trong tháng 5 năm 2024, liên tiếp các trường hợp phụ huynh đến đây xác nhận việc nộp tiền mua sản phẩm để cấp học bổng khi tham gia trại hè. Có những người may mắn được xác nhận trước khi mất tiền. Nhưng cũng có không ít người, mất đến gần một tỷ đồng mới đến hỏi để cứu vãn tình hình.

Ông Trần Văn Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ thanh thiếu niên -Thành đoàn Hà Nội cho biết: “Trong năm 2024 vừa qua, một số fanpage rất có uy tín của chúng tôi đã bị các đối tượng đánh sập và lấy toàn bộ hình ảnh, thông tin để đăng tải lại trên các trang mạng xã hội giả. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho trung tâm của chúng tôi cũng như tới các bậc phụ huynh.”

Chỉ trong nửa đầu năm 2024, đã có hàng trăm vụ lừa đảo với quy mô lớn xảy ra trên không gian mạng, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook.

Mới đây, cả xã hội cũng rúng động trước vụ việc 155 đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia bị Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng lực lượng chức năng Lào bắt giữ. Các đối tượng này sử dụng Facebook ảo, mạo danh là những người thành công, giàu có, từng bước tạo dựng mối quan hệ để lừa đảo đầu tư kinh doanh trên mạng.

Chỉ trong hai năm hoạt động, tổ chức tội phạm quốc tế này đã lừa đảo hàng chục nghìn bị hại, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng. Những thủ đoạn của các đối tượng thì ngày càng tinh vi, nếu không tự trang bị kiến thức và nâng cao cảnh giác, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chiêu trò này.

155 đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia bị Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng lực lượng chức năng Lào bắt giữ.

Ông Trần Trung Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm an ninh mạng - Đại học Phenikaa chia sẻ: “Thông qua phiếu khảo sát trực tuyến, các đối tượng có thể lấy dữ liệu cá nhân của người dùng với việc kết nối qua Zalo, Telegram,... thậm chí thao túng tâm lý nhằm chiếm đoạt các thông tin nhạy cảm cá nhân khác như tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, mã OTP hoặc lây nhiễm mã độc thông qua các kênh giao tiếp. Các đối tượng cũng có thể đưa người dùng sang các kịch bản lừa đảo khác.”

Dù đã được cảnh báo nhiều lần, nhưng các vụ lừa đảo trên không giang mạng vẫn liên tiếp xảy ra, với quy mô ngày càng lớn. Chế tài xử lý đã có, nhưng trên hết, người dân vẫn phải tự nâng cao cảnh giác, đừng để lòng tham làm mất đi lý trí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Lao động ngoài nước phát đi cảnh báo về thông tin giả mạo, lừa đảo người lao động đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.

Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã ra quyết định truy nã đối với Lê Văn Dũng về hành vi "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".

Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra cảnh báo hình thức lừa đảo mới thông qua Google Voice với người dùng Việt Nam.

Các đối tượng trộm cắp dùng thủ đoạn rất quen thuộc là vờ va chạm tại ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, sau đó ra tay trộm cắp.

Công an quận Hoàng Mai vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam Nguyễn Tiến Đạt (sinh năm 1990, trú tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Cố ý gây thương tích".

Quá trình tuần tra kiểm soát trên địa bàn quận Đống Đa, tổ công tác Y13/141, Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện một nam thanh niên đang trên đường vận chuyển 7 bình "khí cười" cho khách.