Luật BHXH giúp bảo vệ quyền lợi người lao động
Một trong những điểm nổi bật đó là người lao động có thể hưởng lương hưu dễ dàng hơn khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội được rút ngắn lại.
Tại phiên họp ngày 29/6, có 310/355 đại biểu Quốc hội chiếm tỷ lệ 87,32% số đại biểu cho ý kiến biểu quyết đồng thuận với phương án “Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (dự kiến ngày 1/7/2025), sau 12 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được rút bảo hiểm xã hội một lần”.
Đây cũng được nhận định là phương án có nhiều ưu điểm hơn, giúp hạn chế được tình trạng một người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua.
Bà Nguyễn Thúy Anh – Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội nêu ý kiến: “Phương án được đa số đại biểu lựa chọn cũng là phương án có nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể, bảo đảm tính kế thừa quy định hiện hành, không làm ảnh hưởng nhiều đến gần 18 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội nên sẽ hạn chế gây xáo trộn trong xã hội”.
Ghi nhận ngay sau khi Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc Hội chính thức thông qua, nhiều người lao động bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu được rút ngắn từ 20 năm xuống 15 năm.
Chị Nguyễn Thị Khánh, một công nhân, chia sẻ: “Theo chúng tôi đi làm mỗi năm một khác, cũng rất mừng vì Luật Bảo hiểm xã hội thông qua thì với việc giảm đi về số năm thì chúng tôi có cơ hội được hưởng lương hưu nhanh dễ dàng hơn”.
Theo nhiều ý kiến, việc rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm sẽ giúp hạn chế tình trạng lao động bỏ việc trong những lĩnh vực sản xuất trực tiếp, những ngành nghề nặng nhọc độc hại. Đặc biệt, người lao động sẽ có động lực làm việc, duy trì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thay vì suy nghĩ rút một lần, về hưu non như thời gian qua.
Mặc dù khi rút ngắn thời gian đóng thì số tiền người lao động được hưởng sẽ thấp hơn nhưng bù lại số người tham gia và được hưởng các chế độ hưu trí sẽ tăng lên. Theo thống kê, từ 1/1/2025, khi luật mới có hiệu lực sẽ có khoảng 100 nghìn người đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).
Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Công lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 – 08/11/2024.
0