Luật Đất đai 2024 tạo cú hích cho thị trường BĐS

Luật Đất đai là đạo luật quan trọng tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai và có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật. Luật đất đai (sửa đổi) được thông qua lần này đã hoàn thiện, tiếp thu ý kiến góp ý của trên 12 triệu lượt ý kiến của người dân, cử tri cả nước. Đây sẽ là cú hích quan trọng cho thị trường bất động sản, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giúp minh bạch các thông tin trong lĩnh vực đất đai.

Dự án luật được xây dựng trên tinh thần lấy người dân làm gốc, đề cao cơ chế thị trường, điều tiết các nhóm lợi ích theo hướng hài hoà, giảm thiểu tối đa sự chênh lệch. Với 432 đại biểu tán thành, trên tổng số 477 đại biểu tham gia biểu quyết, tỷ lệ tán thành đạt 87,63%. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025 trừ một số điều khoản đặc biệt. Trong lần sửa luật này, rất nhiều điều khoản được điều chỉnh theo hướng bảo vệ lợi ích tối đa cho người dân. Những người sở hữu đất đai thuộc diện phải thu hồi, sẽ được hưởng mức giá đền bù sát với giá thị trường.

Ông Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho biết: "Luật sửa đổi thì đang hướng đến yếu tố chúng ta phải bảo vệ quyền lợi cho người dân tốt hơn, điển hình như khi thu hồi đất thì giá đất bồi thường sẽ được xác định là bằng hoặc ít nhất là bằng hoặc thậm chí là sát với giá thị trường và ít nhất là phải bằng với bảng giá nhà nước quy định. Và bảng giá ấy là bảng giá đã được công bố hàng năm, được điều chỉnh hàng năm và nó cũng phải tiệm cận với giá thị trường và như vậy sẽ không còn tình trạng giá bồi thường quá thấp so với giá thị trường như là trước đây.”

Luật Đất đai 2024 tạo cú hích cho thị trường BĐS

Đáng chú ý, Luật Đất đai 2024 sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận đất đai được công khai minh bạch, cơ hội là bình đẳng cho tất cả các đối tượng. Thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu, phần thắng sẽ dành cho các doanh nghiệp có kinh nghiệm năng lực và lịch sử sử dụng đất hiệu quả. Cơ chế mới sẽ giảm tối đa các quan hệ “xin - cho”. Đây sẽ là điểm mấu chốt trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng cơ hội dành cho những nhà đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm phát triển dự án.

Luật Đất đai sửa đổi đã  thông qua được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết được tối đa các vướng mắc, tồn đọng gây tắc nghẽn cho thị trường bất động sản trong suốt thời gian qua. Đồng thời, kiến tạo chu kỳ phát triển mới với một thị trường minh bạch, công bằng. Từ đó khơi dậy nguồn lực tài nguyên đất đai cho phát triển đất nước.

Luật Đất đai sửa đổi lần này gần như đã tháo gỡ được gần hết các vướng mắc của thị trường thời gian qua. Việc xác định đúng giá đất bồi thường không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người dân mà còn tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên để bộ luật này đi vào cuộc sống một cách hiệu quả cần phải chờ các nghị định thông tư hướng dẫn thực hiện các điều khoản của luật trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.