Luật Đất đai giúp thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng

Luật đất đai 2024 và Nghị định 88 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được xây dựng trên nguyên tắc đền bù tiệm cận giá thị trường và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người có đất bị thu hồi, được kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận, giúp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.

Giải phóng mặt bằng luôn là khâu quan trọng nhất trong triển khai các dự án đầu tư. Cũng vì những vướng mắc về chính sách mà có không ít dự án bị chậm tiến độ, đình trệ kéo dài do thiếu mặt bằng.

Trước đây, thực hiện Luật Đất đai 2013, các địa phương sẽ căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ để xây dựng và ban hành bảng giá đất theo chu kỳ 5 năm/lần. Mỗi năm sẽ ban hành hệ số giá đất (hệ số K). Thực tế, dù đã vận dụng tối đa chính sách nhưng giá đền bù tại các địa phương vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bên cạnh đó, việc xác định nguồn gốc đất còn bất cập khiến công tác giải phóng mặt bằng luôn gặp khó khăn, nhiều nơi còn nảy sinh khiếu kiện kéo dài. Đây là những vấn đề đã được Chính phủ, Quốc hội thảo luận rất kỹ khi sửa đổi để ban hành Luật đất đai 2024. Nghị định 88 của Chính phủ có những hướng dẫn chi tiết với nhiều chính sách bảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự đồng thuận của người dân khi triển khai giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư phát triển.

Anh Nguyễn Văn Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, cho biết: “Trước đây, việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất chỉ bằng khoảng 30-50% giá thị trường.Việc áp giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo luật mới sẽ tiệm cận giá thị trường, đây là điều đáng mừng cho người dân có đất bị thu hồi”.

Anh Đoàn Ngọc Đức, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, cho hay: “Việc quy định phải bố trí nhà tái định cư cho người dân rồi mới được thu hồi đất theo Luật mới và những chính sách hỗ trợ kèm theo sẽ giúp an sinh xã hội tốt hơn”.

Ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Luật mới đã đảm bảo và rõ ràng hơn quyền lợi của người dân, bằng những chính sách về xây dựng bảng giá đất, áp dụng để tính giá bồi thường về đất sẽ khiến người dân dễ đồng thuận hơn”.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan soạn thảo trình thành phố bảng giá đất mới theo Luật đất đai 2024. Đây sẽ cơ sở để tính giá bồi thường, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn từ năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thuế bất động sản tiếp tục là chủ đề “nóng” sau đề xuất của Bộ Xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình giá bất động sản. Bộ Tài chính đồng tình với đề xuất đánh thuế người có nhiều bất động sản để tránh đầu cơ, đảm bảo thị trường phát triển minh bạch, ổn định.

Hôm nay, 27/10, UBND huyện Thường Tín, Hà Nội, tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 22 thửa đất ở xã Vạn Điểm. Trải qua hơn 15 tiếng với 14 vòng, chỉ có 19 thửa được đấu giá thành công.

Theo chương trình làm việc, ngày mai, 28/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15 sẽ nghe và thảo luận Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Trải qua 9 vòng đấu, 19/22 lô đất ở xã Vạn Điểm huyện Thường Tín đã được đấu giá thành công. Lô cao nhất 25 triệu 864 nghìn đồng/m2. Lô thấp thất 13 triệu 864 nghìn đồng/m2.

Hôm nay, 27/10, huyện Thường Tín tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 22 thửa đất ở xã Vạn Điểm.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có thông báo về việc gia hạn sử dụng đất đối với các trường hợp đã hết thời hạn sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất còn lại dưới 1 năm.