Luật Đất đai sửa đổi sẽ tháo gỡ điểm nghẽn thị trường
Luật Đất đai sửa đổi là bộ luật quan trọng, có tác động rất lớn đến kinh tế xã hội. Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội (QH) tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 chương, 260 điều, bỏ 5 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều so với dự thảo Luật trình QH tại kỳ họp thứ 6.
Khoảng thời gian tiếp thu, chỉnh lý kéo dài trong hai năm cho thấy rõ tầm quan trọng của dự thảo Luật này đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Cho đến nay, cơ bản dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã hoàn thiện và thể chế hóa, bao quát được Nghị quyết 18 của Trung ương, bám sát Hiến pháp, cương lĩnh của Đảng, pháp luật hiện hành.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét ba vấn đề lớn của dự thảo Luật gồm: Một là vấn đề thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại dịch vụ; hai là vấn đề dự án tạo quỹ đất, quỹ phát triển đất…; ba là phương pháp định giá đất, thẩm quyền, trách nhiệm quyết định định giá đất.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: “Định giá đất rất quan trọng, khẳng định việc giá đất trung thực, công bằng. Trong thời gian qua, chúng ta đã có hướng dẫn về việc định giá đất ở các địa phương.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất ở các địa phương là có sự đùn đẩy trong công tác định giá đất từ ngành này sang ngành khác hoặc không dám quyết định giá cụ thể. Bởi số liệu và tư liệu về giá đất còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, chưa có kho dữ liệu chính xác và giá mua bán hiện nay chưa kiểm soát được. Thậm chí, các đơn vị định giá cũng không dám định giá trong giai đoạn hiện nay”.
Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Phó Chủ nhiệm CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: "Rất nhiều dự án mà các chủ đầu tư đã có sự thỏa thuận với người sử dụng đất để mua lại, nhưng đến nay không thực hiện được đúng theo quy định. Dẫn đến dự án bị đình trệ và sản phẩm ra thị trường rất hiếm...".
Luật Đất đai hiện hành được sửa đổi gần nhất vào năm 2013. Sau 10 năm, luật đã lộ rõ nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến mập mờ trách nhiệm quản lý, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Hệ quả là quá trình chuyển dịch đất đai để đầu tư phát triển trở nên phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, ách tắc cho thị trường. Từ đó, nhiều dự án không được triển khai, nguồn cung trên thị trường ngày càng khan hiếm và câu chuyện tăng giá, thổi giá bất động sản là không tránh khỏi.
Việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi 2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
0