Luật Di sản Văn hóa chưa đề cập sưu tập cá nhân
Đây là dự Luật nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này có đề cập đến các quy định về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa, di vật, cổ vật, di sản, tư liệu nói riêng, và chế đãi ngộ khuyến khích các nghệ nhân, đồng bào dân tộc thiểu số trong truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống, dân gian có nguy cơ mai một.
Qua 3 đợt xét duyệt bảo vật quốc gia, có 3 nhà sưu tập cổ vật gửi hồ sơ, đóng góp vào danh sách những đồ cổ quý giá, được Nhà nước chính thức công nhận.
Với hướng đi như hiện nay, Việt Nam sẽ dần dần phục dựng lại bức tranh về di sản của tổ tiên. Tuy nhiên, trong nước và cả ngoài nước còn có nhiều sưu tập quý. Thế nhưng trong Luật Di sản Văn hóa chưa hề có quy định nào về “hồi hương cổ vật”. Luật hiện hành cũng không có nội dung hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, hợp tác công tư để phát huy giá trị di sản.
PGS. TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, cho rằng di sản văn hóa không phải chỉ nói tới các hiện vật nằm trong các bảo tàng hay các di tích thuộc Nhà nước quản lý, mà còn có một bộ phận rất quan trọng là các sưu tập tư nhân, các bảo tàng ngoài công lập. Những cơ sở này không sử dụng kinh phí của Nhà nước, nhưng đã giữ gìn những di sản văn hóa bằng sự tâm huyết và nguồn tài chính của cá nhân. Bởi vậy, cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích các bảo tàng tư nhân, nhà sưu tập.
Các chuyên gia đánh giá nhiều chính sách mới trong Luật Di sản (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân - chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh có rất nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, các nhóm dân tộc thiểu số có nguy cơ thất truyền.
Ông Nguyễn Khắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, cho rằng hiện nay Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nhưng chỉ quy định đối với các nghệ nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, như vậy là chưa mang tính phổ quát. Ông Thủy cho rằng cần có những quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân thực hành di sản, truyền dạy di sản.
Di sản văn hóa đang là một trong những thế mạnh của 12 ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, bởi Di sản văn hóa chính là điểm khác biệt mang đậm bản sắc dân tộc.
Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.
UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....
0