Luật Dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số
Vào ngày 30/11 vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua dự án Luật Dữ liệu, gồm 5 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Chị Vũ Thị Thu Hà (xã Minh Quang, huyện Ba Vì) chia sẻ: "Thực sự là rất thuận lợi. Bản thân tôi cảm thấy Đề án 06 đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong tất cả các sinh hoạt. Tôi đi khám bệnh, rút tiền, thực hiện các thủ tục hành chính khác mà không cần phải mang nhiều giấy tờ".
Niềm vui, sự phấn khởi của người dân về việc tích hợp tiện ích căn cước công dân chính là minh chứng rõ ràng nhất về ý nghĩa thiết thực của Đề án 06, cũng như sự chuyển đổi trong việc quản lý, lưu trữ thông tin của công dân.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Ở nước ta, việc tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên môi trường số đã có rất nhiều chuyển biến. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc khai thác, liên thông, cung cấp kịp thời dữ liệu để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công và nhất là bảo vệ thông tin người dùng trên môi trường mạng. Do đó, khi Bộ Công an tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Dữ liệu đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ.
GS. TS Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng: "Chúng ta đang ở trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thời đại kỷ nguyên số. Tất cả những thông tin, dữ liệu trước đây đều được duy trì, quản lý trên các phương tiện vật lý (như là giấy tờ) thì hiện nay đổi thành các dữ liệu số. Vì thế, những thông tin này cần có hệ thống pháp lý để bảo vệ, quản lý khi đã đi vào môi trường mạng. Và điều này không chỉ là quản lý thông tin của một cá nhân riêng lẻ, mà còn quản lý tổng thể hệ thống thông tin của một quốc gia".
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Dữ liệu đã được Quốc hội nhất trí cao và chính thức thông qua với 5 chương, 46 điều. Trong đó nhấn mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, đóng vai trò là "nguồn tài nguyên dùng chung" cho các bộ, ngành và địa phương. Dữ liệu sẽ được thu thập, cập nhật và đồng bộ hóa, giúp cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tạo điều kiện phát triển các nền tảng công nghệ số.
Theo các chuyên gia, sau gần 30 năm Internet phát triển tại Việt Nam, một số nền tảng mạng xã hội đang nắm giữ rất nhiều thông tin và dữ liệu của người dùng. Do đó, Luật Dữ liệu còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ thông tin, dữ liệu công dân.
"Chúng ta cần có một hệ thống hành lang pháp lý để quản lý, bảo vệ, khai thác, cùng với các văn bản pháp lý liên quan để xác định được cần xây dựng các văn bản pháp lý như thế nào, các cơ quan Nhà nước tham gia công cuộc này với vai trò trách nhiệm ra sao,.. thì việc tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu trên hành lang pháp lý này cũng sẽ được thực hiện chuẩn chỉ và chặt chẽ. Lúc đó, câu chuyện sẽ rõ là ai, cá nhân, tổ chức nào, được tham gia đến đâu, được khai thác cái gì, các cơ quan kinh doanh được kinh doanh dữ liệu ở mức nào. Tránh được tình trạng như bây giờ là người dân bị lộ lọt thông tin", ông Lê Thanh Tùng, chuyên gia an ninh mạng, Giám đốc Công ty HST Consulting đề xuất.
Thời gian qua, Hà Nội cùng cả nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Trong đó, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc triển khai Đề án 06, xây dựng các mô hình chuyển đổi số điển hình trong cơ quan Nhà nước như chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; vé điện tử liên thông đa phương thức; phát động không dùng tiền mặt trong nhiều lĩnh vực; hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố tạo sự đồng nhất, tiết kiệm trong công tác hành chính và tiện lợi, nhanh chóng đời sống của người dân.
Có thể thấy, việc hoàn thiện hành lang pháp lý từ Luật Dữ liệu đã góp phần quan trọng tạo điều kiện cho mọi người dân được thụ hưởng lợi ích từ hoạt động chuyển đổi số. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Luật Dữ liệu - cùng với quá trình chuyển đổi số sẽ tạo được sự thống nhất và đồng bộ trong việc quản lý, sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu, phục vụ hiệu quả hơn cho công tác quản lý Nhà nước và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo sáng sớm nay, Hà Nội không mưa, sương mù vẫn xuất hiện rải rác, nhiệt độ lúc này dao động trong khoảng 14-15 độ. Trời rét buốt.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết, các bến xe khách ở Hà Nội đã có kế hoạch tăng cường phương tiện sẵn sàng phục vụ.
Chiều 24/12, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội đã họp phiên thứ hai vào chiều ngày 24/12, để giải quyết các vướng mắc của một số dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Để bảo đảm cho người dân đón Tết an toàn, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo hoa, ngăn chặn nguy cơ cháy nổ và tai nạn do pháo hoa gây ra.
Tự thổi giá về “đồng tiền số QFS” có giá trị cao, đặc biệt tạo tin đồn đồng tiền này mang yếu tố tâm linh, Hồ Quốc Thân đã yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân muốn được hỗ trợ vốn thì đầu tư vào đồng tiền này. Hàng trăm cá nhân, doanh nghiệp đã chuyển số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng và trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo.
0