Luật mới giúp thị trường bất động sản ổn định, minh bạch
Kể từ giữa năm 2023 đến nay, chung cư liên tục tăng giá phi lý do một bộ phận môi giới, đầu cơ thổi giá và lũng đoạn thị trường. Trong khi đó nguồn cung nhà ở xã hội lại đang thiếu hụt trầm trọng. Ước mơ an cư của người dân, đặc biệt là công nhân, lao động thu nhập thấp ngày càng xa.
Tại Luật Nhà ở 2023, những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án, hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội được cho là sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân khúc này, từ đó cải thiện tình trạng khan hiếm, đẩy mạnh tiến độ “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Các đối tượng mua nhà ở xã hội sẽ được bỏ nhiều quy định như hộ khẩu thường trú, chứng minh thu nhập, tạo điều kiện mua nhà thuận lợi hơn.
Song song, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, cũng là một giải pháp giúp siết chặt thị trường BĐS, đặc biệt là phân khúc đất nền.
Luật Đất đai từ trước đến nay vẫn được xem là xương sống, có sức ảnh hưởng sâu rộng với nền kinh tế cùng với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản. Nếu cả ba luật được Quốc hội chấp thuận cho phép có hiệu lực từ 1/7/2024, sẽ góp phần giải được bài toán nguồn cung nhà ở, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vưỡng mắc cho doanh nghiệp trong việc xử lý thủ tục giữa luật cũ và luật mới.
Bất động sản sẽ tăng trưởng tốt hơn khi các luật có hiệu lực sớm. Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư kinh doanh, môi giới dịch vụ cũng được quản lý chặt hơn, giúp thị trường minh bạch, công bằng và bền vững. Cùng với việc các luật được thực thi thì các nghị định phải được ban đồng bộ, sát thực tế, bởi nếu các văn bản này không theo kịp, luật sẽ lại bị rối và khó thực thi.
Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.
Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.
Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.
Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.
0