Luật Nhà ở siết quy định, chung cư mini gặp khó

Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có quy định về việc đầu tư nhà có nhiều căn hộ để bán, cho thuê (thường gọi là chung cư mini) phải lập dự án. Nhiều chuyên gia cho rằng quy định này sẽ khiến phân khúc này thu hẹp và đi vào thoái trào.

Quy định về việc lập dự án đầu tư và các điều kiện đi kèm khi xây dựng chung cư mini sẽ là thách thức lớn đối với các chủ đầu tư. Bởi lẽ, chung cư mini là các nhà ở cao tầng được xây dựng trên diện tích 200 - 300m2 là chủ yếu, nằm trong ngõ ngách sâu. Vì vậy, không thể lập được quy hoạch 1/500 vì nhiều yếu tố không đảm bảo như vấn đề phòng cháy chữa cháy, hạ tầng, chỉ tiêu dân số và đánh giá tác động môi trường…

Bên cạnh đó, khoảng thời gian cấp phép dự án, lập quy hoạch cho chung cư thương mại có thể mất tới vài năm, thì chung cư mini có thể sẽ lâu hơn nữa. Việc phải lập dự án như các chung cư thương mại bình thường là điều vô cùng khó khăn khi chủ đầu tư phân khúc này thường là các cá nhân. Ngoài ra, các chung cư mini chủ yếu là xây dựng ở trong các khu vực trung tâm nên quy định về độ cao công trình rất khắt khe, thông thường mảnh đất 200m2 chỉ được xây dựng khoảng 5 - 6 tầng. Với mật độ và chiều cao này, chủ đầu tư không thể có lãi được. Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia thời gian tới loại hình chung cư mini nguy cơ rơi vào thoái trào.

Với những chung cư mini đáp ứng được các điều kiện để triển khai xây dựng thì giá thành cũng sẽ rất cao, không có tính cạnh tranh với chung cư thương mại vì chi phí đầu tư quá đắt. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đồng tình với những quy định siết chặt quản lý đối với loại hình chung cư mini để bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ và sự an toàn của chủ sở hữu. Các quy định minh bạch rõ ràng hơn sẽ giúp loại hình chung cư mini phát triển đúng hướng, thời gian tới giá bán của chung cư mini sẽ cao hơn bởi các chi phí lập dự án, xây dựng nhưng người dân sẽ được pháp luật bảo vệ và có môi trường sống an toàn hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.

Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.

Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².

Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại của thị trường bất động sản (BĐS).