Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua với tỷ lệ 87,65% tán thành
Sáng 27/11, tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô trên cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn thi hành Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng có liên quan, đặc biệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại phiên họp, nhiều đại biểu quan tâm đến quy định liên quan đến phát triển nhà ở, cải tạo chung cư tại các đô thị và đề nghị rà soát có cơ chế chính sách mới về phát triển, cải tạo chung cư cũ so với các quy định trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng cho rằng, cần có cơ chế chính sách đặc thù riêng cho Hà Nội để thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư các chung cư cũ ở Thủ đô hiện nay thì mới đưa vào quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trường hợp nếu các quy định trong dự thảo Luật Thủ đô về vấn đề này mà không có nội dung mới so với Luật Nhà ở (sửa đổi) thì không nên quy định lại để tránh sự trùng lặp.
Chính sách tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân cũng là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến và đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục quy định cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền.
Đại biểu Thạch Phước Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục quy định cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền. Đồng thời, khi quy định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố trong việc quyết định các mô hình cơ quan chuyên môn giúp việc, được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 9 của dự thảo luật, cần xác định phạm vi các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù, điều kiện, tiêu chí thành lập, loại hình tổ chức…
Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431/468 phiếu tán thành (tương đương 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng đã được thông qua với 433/472 phiếu tán thành (tương đương 87,65% tổng số đại biểu Quốc hội).
Tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo của các nền kinh tế APEC lần thứ 31.
Chiều 17/11, tại thành phố Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau.
Sáng 17/11, tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đặt tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và dự Ngày hội Đại đoàn kết với bà con Đất Mũi.
Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.
Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Chiều 16/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
0