Luật Thủ đô gấp rút hoàn thiện để trình Quốc hội

Luật Thủ đô sửa đổi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội, tạo cơ sở để thành phố phát triển theo hướng văn hiến, văn minh và hiện đại. Hiện dự luật này đang được gấp rút chỉnh lý và hoàn thiện. Dự kiến trong tháng 6 tới dự Luật sẽ được trình lên Quốc hội để xem xét thông qua.

Trong thời gian từ ngày 18/12/2023 đến nay, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức 20 cuộc Hội thảo. Cuộc họp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Nội dung tiếp thu, chỉnh lý được thực hiện ở 5 chương với hàng chục nhóm vấn đề, nội dung và điều khoản... Tuy nhiên, Luật còn nhiều vấn đề mới, khó và phức tạp nên việc nghiên cứu tiếp thu đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của ba cơ quan là Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội trên cơ sở một đầu mối và họp bàn một nơi để bảo đảm sự thống nhất nội dung tiếp thu, chỉnh lý.

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sẽ được hoàn thiện

Tất cả các ý kiến đại biểu Quốc hội nêu đều phải tiếp thu, nếu không tiếp thu đưa vào chỉnh lý thì cũng phải giải trình rõ ràng, thuyết phục. Dự kiến, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sẽ được hoàn thiện để báo cáo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào tháng 4. Sau đó, trình Quốc hội vào tháng 5, phấn đấu để Quốc hội thông qua vào tháng 6/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².

Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.

Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.