Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tạo sức bật cho Hà Nội phát triển | Hà Nội tin mỗi chiều
Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tạo sức bật cho Hà Nội phát triển
Ngày 28/6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người dân Thủ đô mà với cả nước, bởi Luật Thủ đô 2024 với nhiều điểm mới sẽ là bệ phóng cho Hà Nội tăng tốc và phát triển.
Luật được xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; Bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; Chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong luật để áp dụng được ngay; Kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; Luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.
Luật gồm 7 Chương, 54 Điều, trong khi Luật Thủ đô năm 2012 chỉ có 4 Chương, 27 Điều. Có thể nói, đây là dự án luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước. Nếu Luật Thủ đô hiện hành chủ yếu mang tính chất khung, thì dự thảo luật sửa đổi lần này đã đi vào những nội hàm rất cụ thể liên quan đến phân cấp, phân quyền.
Đáng chú ý, luật có nhiều nội dung mới như quy định về: Tổ chức chính quyền đô thị, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; Tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô; Liên kết, phát triển vùng; Giám sát, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô.
Theo PGS.TS. Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội cho biết đây là những quy định mang tính đột phá để thúc đẩy sự phát triển Thủ đô.
Cùng quan điểm, TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Pháp luật hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: "Chúng ta có chính sách chung của cả nước, nhưng riêng với Thủ đô, với vị thế đặc biệt, trái tim của cả nước, Thủ đô cần có cơ chế đặc thù. Thủ đô phát triển thì cả nước cũng sẽ đồng hành phát triển".
Theo Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, mặc dù Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua, tuy nhiên, công việc ở phía trước còn rất nhiều. Đây là những bước ban đầu để chúng ta gửi niềm tin của cả nước dành cho Thủ đô với sự đặc biệt tin tưởng, tin yêu và trọng trách của Thủ đô với cả nước.
Hà Nội cần tăng cường công tác tuyên truyền, để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân của Thủ đô hiểu rõ, hiểu đúng những điểm mới, điểm đột phá của Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, để cùng chung tay đóng góp, thực hiện Luật Thủ đô thực sự hiệu quả.
Song song với đó là xây dựng và củng cố, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức để “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa đảm bảo năng lực nâng cao trách nhiệm và gương mẫu trong việc triển khai luật. Với những chính sách, cơ chế đột phá đó, chúng ta vừa phải làm rất linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật Thủ đô đã trao và với tinh thần cao nhất.
Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 không chỉ thể hiện sự lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, mà còn là minh chứng cho nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại và giàu bản sắc. Với những điều chỉnh hợp lý và sự đồng thuận cao, Luật Thủ đô (sửa đổi) hứa hẹn sẽ là hành lang pháp lý vững chắc, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai.
Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong chuyển đổi số
Yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06 của Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn thành phố ngày 28/6.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số ở nước ta trong hai năm qua là Đề án 06 "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định Đề án 06 là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, cách tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số.
Triển khai thực hiện Đề án 06, Hà Nội đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo như miễn phí làm 82 thủ tục hành chính cho người dân, triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế. Số lượng ước tính chi phí cắt giảm của các cơ quan nhà nước khi giảm thiểu được các yếu tố phục vụ tại trụ sở như: điện, nước, không gian, cơ sở vật chất: giấy, in, nhân lực, thời gian lao động - ước giảm khoảng hơn 10 tỷ đồng/năm.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô đã có căn cước công dân, được cập nhật trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh mức độ 2; 19/30 quận, huyện, thị xã thực hiện cập nhật số hóa hồ sơ dữ liệu hộ tịch điện tử.
Các kết quả trên tác động tích cực trên mọi mặt đời sống xã hội. Giá trị hiệu quả của Đề án 06 đã mang lại hiệu quả từng bước, thay đổi tư duy trong công tác quản lý; thay đổi thói quen, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức; cắt giảm các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp.
Chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế của các quốc gia, là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuyển đổi số đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng người".
Với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội xác định nhiệm vụ đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại. Đặc biệt, phải bám sát vào những vấn đề trọng tâm trong chủ đề năm 2024 của Đề án 06 là "Hoàn thiện hạ tầng công nghệ; số hoá, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số".
Để từng bước thực hiện nhiệm vụ trên, ngay ngày 28/6, UBND thành phố Hà Nội công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn thành phố như: Công dân Thủ đô số (iHanoi) - kênh kết nối quan trọng giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp; Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID; Hệ thống Phòng họp thông minh, không giấy (i-Cabinet) sử dụng công nghệ hiện đại, trợ lý ảo AI tạo thuận lợi, kịp thời trong chỉ đạo điều hành, xây dựng nền quản trị hiện đại, hiệu quả.
Đặc biệt đầu quý IV/2024, Hà Nội sẽ xin quyết định thành lập mô hình cấp Sở ngang với các Sở vừa là cung cấp dịch vụ công, đồng thời giám sát không làm thay chính quyền, không làm thay các bộ phận quận, huyện, thị xã được phân cấp ủy quyền cũng như là giám sát đảm bảo sự công khai minh bạch và làm đầu mối để tiếp xúc với dân.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, hơn hai năm là chặng đường không ngắn nhưng cũng chưa dài đối với nhiệm vụ thực hiện Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, phía trước còn nhiều công việc và khó khăn, thách thức, nhưng Hà Nội sẽ cam kết hành động một cách quyết liệt, đặt mục tiêu lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Hà Nội đứng top đầu cả nước về công nghệ thông tin | Hà Nội tin mỗi chiều
- Từ 1/7 chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giảm 50% lệ phí trước bạ để kích cầu mùa xe trong nước | Hà Nội tin mỗi chiều
- Khám phá Hà Nội chỉ trong một nút chạm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội có thể được cắt điện, nước đối với công trình vi phạm | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0