Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền mạnh hơn cho Hà Nội

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được bổ sung nội dung giao UBND Thành phố Hà Nội thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn.

Nội dung này mới so với quy định của pháp luật hiện hành là Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi.

Bảo đảm định hướng được nêu trong Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về “Chú trọng hơn nữa việc khai thác lợi thế sông, hồ của Hà Nội nhất là tiềm năng Hồ Tây, sông Hồng, sông Đuống, sông Tô Lịch”, UBND Thành phố được giao báo cáo HĐND Thành phố Hà Nội xem xét, quyết định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận; có giải pháp thực hiện phù hợp, bảo đảm tính khả thi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến trong tháng 7, bộ tiêu chuẩn về thiết kế các công trình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, trong đó có thiết kế về PCCC sẽ được ban hành.

Hà Nội đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt khoảng 32m2 sàn/người và phát triển nhà ở xã hội mới khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà.

Với 29.000 căn hộ xây dựng vi phạm quy hoạch, việc cấp sổ cho người dân sẽ thực hiện song song cùng với xử lý vi phạm của chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Tính đến cuối tuần qua, đã có 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm. Nhiều người đang lo ngại lãi suất cho vay liên quan đến xây dựng, bất động sản vì thế sẽ bị tăng theo.