Luật Thủ đô (sửa đổi): Tăng tính chủ động, tự chủ cho Hà Nội

Theo dự kiến, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2023 với mục tiêu khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành; tăng tính chủ động, tự chủ và xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội thực sự tinh gọn, hiệu quả.
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2023 với mục tiêu khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành; tăng tính chủ động, tự chủ và xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội. 

Hoàn thành sửa đổi Luật Thủ đô (sửa đổi) trước ngày 31/12/2023

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, có tính khái quát, toàn diện trên các lĩnh vực: Tổ chức chính quyền Thủ đô; phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm Quốc phòng an ninh; trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô; cũng như đảm bảo tính phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn của Thành phố và vị thế, vai trò đặc biệt của Thủ đô theo tinh thần chỉ đạo của TW tại Nghị quyết số 15 ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết, các nhóm chính sách liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền Thủ đô, đảm bảo làm sao hệ thống chính trị của Thành phố phải thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; những cơ chế, chính sách, việc phân cấp, phân quyền để tăng tính chủ động, tính tự chủ cho Thành phố trong việc giải quyết các điểm nghẽn, các tồn tại, hạn chế trong phát triển Thủ đô trong thời gian qua; nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai, đầu tư, cơ chế xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn Thủ đô...

Về tiến độ hoàn thành dự án Luật để trình Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, tiến độ cần bám sát theo tiến độ do Đảng đoàn Quốc hội đã đề ra tại Kế hoạch số 832 ngày 25/7/2022 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội được xác định trong Nghị quyết số 15 ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đó là hoàn thành sửa đổi Luật Thủ đô trước ngày 31/12/2023.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh thêm quan điểm, định hướng sửa Luật Thủ đô lần này, đó là các nhóm chính sách, giải pháp đưa vào sửa Luật phải thực sự "khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành"; bởi thực tiễn với nhiều quy định trong Luật Thủ đô hiện hành vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa hiện thực hóa, cụ thể hóa bằng các quy định, chế tài cụ thể.

Đồng thời các nhóm chính sách, giải pháp đề xuất đưa vào sửa Luật Thủ đô phải thể hiện rõ và Luật hóa cho bằng được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô theo đúng Nghị quyết số 15 ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị, như định hướng Hà Nội phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển (không chỉ dừng lại ở liên kết trong vùng Thủ đô); định hướng xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực để phát triển mới cho Thủ đô…

Luật Thủ đô (sửa đổi): Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Qua quá trình xây dựng, xin ý kiến ở các đợt khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, UBND TP. Hà Nội đã rà soát, tổng hợp, hoàn thiện và kết cấu lại thành 9 nhóm chính sách lớn trong hồ sơ Đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UBND Thành phố tổ chức 7 cuộc hội thảo về các chính sách và đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua đó đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến góp ý, phản biện của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện.

Bộ Tư pháp đã chủ trì phối hợp với Hà Nội, các bộ, ngành Trung ương một số tỉnh trong Vùng Thủ đô về kết quả thi hành Luật Thủ đô và các chính sách về liên kết, phát triển Vùng, chính sách quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, quy hoạch, xây dựng, khoa học công nghệ; tổ chức đợt khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương để tiếp thu, tổng hợp được những mặt thuận lợi, những khó khăn vướng mắc và đề xuất của các địa phương.

Quan điểm xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô cùng với sự phát triển chung của cả nước; lợi ích quốc gia dân tộc; bảo đảm, bảo vệ, phát huy quyền con người, quyền công dân.

Ngoài ra, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền Thủ đô và sự chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở; khắc phục những bất cập, hạn chế và kế thừa, phát huy những quy định còn phù hợp của Luật Thủ đô hiện hành.

Về định hướng xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Lê Hồng Sơn cho biết là tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.

Tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thành phố nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thành phố; Có cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Để tiếp tục hoàn thiện quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sử đổi), TP. Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để tháng 11/2022, Bộ Tư pháp tham mưu Chính phủ tổ chức tổng kết 9 năm thi hành Luật Thủ đô.

Tổ chức rà soát, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo các ý kiến đóng góp và kết quả khảo sát. Sau đó, tiến hành đăng tải Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (30 ngày).

Trong tháng 11/2022-12/2022, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức họp thẩm định hồ sơ để nghị xây dựng Luật; chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sau thẩm định.

Dự kiến, tháng 12/2023 sẽ trình Chính phủ thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh. Còn từ tháng 2,3/2023 sẽ trình Thẩm tra hồ sơ đề nghị; Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua, lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trên cơ sở hồ sơ đã được hoàn thiện, Thành ủy Hà Nội giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND Thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan để tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của các Bộ, ngành Trung ương, trước khi Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.

Phà bay bằng điện công nghệ cao vừa được đưa vào hoạt động tại Stockholm (Thụy Điển). Chiếc phà điện với tên gọi Nova là mẫu P-12 đầu tiên của công ty Candela được đưa vào hoạt động.

Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.

Chiều nay, 22/11, Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Nguyễn Doãn Toản chủ trì buổi làm việc của Đoàn khảo sát số 2 Tiểu ban văn kiện Đại hội lần thứ 18 Đảng bộ Thành ủy Hà Nội làm việc với Đảng bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Chiều nay, 22/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ.