Luật Thủ đô tạo thuận lợi phát triển đường sắt đô thị
Đây là một thách thức rất lớn khi nhìn từ thực tế triển khai đầu tư xây dựng đường sắt đô thị ở Thủ đô trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù.
Ngày 8/8/2024, đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại. Như vậy, cùng với tuyến Cát Linh – Hà Đông trước đó, đến nay, Hà Nội mới chỉ hoàn thành hai đoạn tuyến trên cao với chiều dài 21,5 km, đạt khoảng 3% tổng chiều dài mạng lưới đường sắt theo quy hoạch.
Thực tế triển khai các dự án đường sắt đô thị gần 20 năm qua cho thấy có rất nhiều bất cập. Bên cạnh vấn đề chậm tiến độ, các dự án còn bị đội vốn do chúng ta thiếu kinh nghiệm, phát sinh chi phí và khiếu nại của các nhà thầu làm tổng mức đầu tư tăng cao.
Khắc phục bất cập này, Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội. Cụ thể, luật dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất và giảm ùn tắc giao thông.
Ông Tô Anh Tuấn – Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, cho hay: “Người ta khai thác những khu vực gần các tuyến và đặc biệt là đầu mối giao thông ví dụ các nhà ga, các bến bãi là nơi rất thuận lợi cho các hoạt động cho người dân nói chung tiếp cận các phương tiện vận tải công cộng. Khi ở những khu vực ấy, người ta có thể cho phép xây dựng với mật độ cao hơn để tập trung được nhiều dân cư hơn, tập trung được nhiều hoạt động đô thị hơn".
Ths Vũ Anh Tuấn – Bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải, cho biết: “Mô hình TOD là để gắn kết các nhà ga của vận tải công cộng với những trung tâm, tạo sự thuận lợi cho việc đi lại bằng vận tải công cộng. Đây là quan hệ hai chiều: lượng khách đủ lớn sẽ nuôi được hệ thống giao thông công cộng và hệ thống giao thông công cộng hiệu quả sẽ giải quyết được bài toán đi lại trong đô thị, tránh ùn tắc”.
Luật Thủ đô 2024 cho phép UBND thành phố Hà Nội có quyền quyết định các cơ chế, công cụ về quy hoạch và đầu tư mà không cần phải thông qua nhiều cấp, giúp rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động trong việc triển khai các dự án. Đơn cử như cho phép Thủ đô được quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong Luật Thủ đô được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2045, Hà Nội sẽ có mạng lưới đường sắt đô thị dài hơn 400 km. Hơn 200 km còn lại sẽ xây dựng đến năm 2065.
Sáng nay (07/01), tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Sáng 7/1, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị. Theo đó, năm 2025, sẽ có Đề án chi tiết sáp nhập các sở và cơ quan tương đương sở; các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện thị xã thống nhất theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy.
Theo lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, hiện nay, mức kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 63.000 tỉ đồng đủ chi cho đội ngũ viên chức nghỉ việc sau tinh gọn.
Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp xuân Ất Tỵ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì và phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt.
Với 4 lỗi vi phạm về an toàn thực phẩm, UBND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, đã quyết định xử phạt chủ cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (số 11 Hàng Than) số tiền 40 triệu đồng.
Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo.
0