Luật Thủ đô trao cơ chế cho Hà Nội bứt phá

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thảo luận và xem xét thông qua dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, cho ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển, bứt phá.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương và 54 điều, quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, nhằm hướng tới tăng phân cấp, phân quyền, trao quyền để Hà Nội chủ động huy động nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Đồng thời, cho Hà Nội cơ chế đặc thù để giải quyết những vấn đề vướng mắc đã tồn tại nhiều năm.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển. (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia, các đại biểu Quốc hội  đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về cơ chế đặc thù nhằm xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc giúp Thủ đô Hà Nội có thể phát triển đột phá, trở thành đô thị hiện đại, đẹp, giàu bản sắc văn hóa, giàu giá trị lịch sử, có sức ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới.

Vị trí của Thủ đô rất quan trọng, đặc biệt vì là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn. Nghị quyết 15 đã nêu rõ yêu cầu Hà Nội đến năm 2030 phải trở thành thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại. Theo Nghị quyết 30, Hà Nội phải là đầu tàu thúc đẩy vùng sông Hồng.

Đóng góp cho dự thảo Luật Thủ đô, bà Trần Thị Vân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Luật Thủ đô, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai, không chỉ cho Thủ đô mà cho cả nước.

Thủ đô là nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa chính trị, quy tụ nguồn lực nhân lực chất lượng cao và nhiều điều kiện để kết nối quốc tế. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng giao cho Thủ đô là phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn tiêu biểu của cả nước về giáo dục đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Đại biểu Trần Thị Vân.

Người dân Thủ đô cũng mong chờ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ông Huỳnh Ngọc Hòa, ở Đê La Thành, cho rằng: "Ổn định chính trị là quan trọng nhất vì kinh tế mới có thể phát triển và dân sinh mới được cải thiện. Chính phủ và người dân cần hài hòa cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tầng lớp nhân dân phải tiến lên đồng đều. Người thuộc tầng lớp yếu kém sẽ được nhà nước quan tâm nhiều hơn để xã hội hài hòa và văn minh, tiến bộ".

Dự thảo luật Thủ đô sẽ được Quốc hội chính thức thông qua vào cuối tháng 6/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 26/6, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato’ Tan Yang Thai, bàn thảo một số nội dung mà hai bên cùng quan tâm.

Sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu, Trường Đại học Luật Hà Nội đã thông báo chính thức về việc cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang).

“Chấm dứt bạo lực - Vun đắp yêu thường" là chủ đề của Tháng Gia đình tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Sở Công thương thành phố Hà Nội cho biết, sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn trong việc nâng cấp, xây mới hệ thống chợ truyền thống. Mục tiêu, sẽ nâng cao số lượng các chợ truyền thống được cải tạo, nâng cấp và xây mới.

Sáng 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khoá 20 nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp lần thứ 18.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây là những đồi chè xanh mướt, yên bình giữa thiên nhiên mát mẻ và trong lành.