Lương hưu tăng: vừa mừng vừa lo

Từ ngày 1/7 sẽ tăng lương hưu 15%. Đây là tin vui với người về hưu, đặc biệt là những người về hưu trước năm 1995 đang có mức lương thấp hơn bình quân chung. Tuy nhiên, song song với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Niềm vui tăng lương hưu và nỗi lo tăng giá 

Trải qua nhiều lần tăng lương hưu cơ bản nhưng đây là lần đầu tiên mức lương hưu được tăng nhiều nhất, lên tới 15%. Đa phần những người về hưu lâu năm, nguồn tiền chủ yếu của họ phụ thuộc vào lương hưu hàng tháng. Bởi vậy, với số tiền được tăng thêm hàng tháng theo mức lương mới đã giúp cho những cán bộ hưu trí có thêm kinh tế để chi tiêu thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Lần tăng lương này có mức tăng lớn nhất từ trước tới giờ.

Tăng giá - nỗi lo không của riêng ai

Từ nhiều năm nay, phản ứng thông thường của thị trường là lương tăng thì giá cũng tăng theo, thậm chí giá cả thị trường còn tăng trước khi chính sách tăng lương có hiệu lực.

Các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần rà soát đầu ra, đầu vào của giá thành những mặt hàng thiết yếu để xem xét giá bán có tăng không và mức tăng có hợp lý không. Có như vậy thì vấn đề "lương tăng - giá cũng tăng" của người dân mới không còn là nỗi lo muôn thuở nữa.

Nhiều ý kiến băn khoăn làm sao kiềm chế được lạm phát vì tâm lý tăng lương thường giá cả có dấu hiệu tăng. Nhưng năm 2023, lương có tăng nhưng CPI tăng không đáng kể, trong ngưỡng cho phép.

Song song với niềm vui tăng lương là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Theo khảo sát các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố, hiện giá bán các mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn đang giữ mức bình ổn. Tuy nhiên, các mặt hàng lương thực thực phẩm lại có dấu hiệu tăng nhẹ.

Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý được thực hiện thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm.

Các quý tiếp theo, công tác quản lý giá sẽ được thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới, rút ngắn chu kỳ điều hành

Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2024 ở mức 4-4,5%; tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước định giá, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng và cập nhật các kịch bản lạm phát để làm cơ sở kiến nghị, tham mưu các biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Tình trạng "lương chưa tăng, giá đã tăng" là vấn đề đã xảy ra nhiều lần trước đây.

Tình trạng "lương chưa tăng, giá đã tăng" là vấn đề đã xảy ra nhiều lần trước đây, dẫn đến việc tăng lương nhưng không hỗ trợ thực chất cho các đối tượng hưởng lương. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ, bản thân thị trường và người dân đã có thích ứng để không bị tác động đến tâm lý khi thực hiện tăng lương.

Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cũng nêu rõ, cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas... để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời, kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Hà Nội, từ chiều tối nay, 3/7, đến hết ngày mai có mưa vừa và mưa to, có nơi mưa rất to, với lượng mưa trên 60mm.

Vấn đề đường sắt đô thị của Thủ đô là rất cấp bách. Theo quy hoạch, Hà Nội có 14 tuyến, nhưng hiện mới thực hiện được 2 tuyến.

Nhận định hiện là thời kỳ cao điểm mưa lũ ở Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ quán triệt lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần 4 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 8/2024. Đây là hội nghị có ý nghĩa chính trị quan trọng, mang tầm vóc lớn.

Không chỉ ở những quận nội thành mà tại các huyện vùng xa của Hà Nội, các thủ tục, quy trình cấp căn cước công dân mẫu mới được chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.

Sau ngày đầu triển khai cấp căn cước công dân theo Luật Căn cước, Công an thành phố Hà Nội đã cấp hơn 4.500 thẻ căn cước mẫu mới.