Nhiều người chọn tàu điện làm phương tiện đi lại hàng ngày
Nà nhiều người đã coi tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông là phương tiện di chuyển quen thuộc hàng ngày để đi học, đi làm.
Anh Nguyễn Tiến Thuận (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) trước đây di chuyển bằng xe máy từ nhà đến nơi làm việc mất khoảng 40 – 45 phút. Từ khi đi tàu điện, thời gian di chuyển đã rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 15 phút. Anh đi bộ đến ga và di chuyển bằng tàu điện để không còn phải chen chúc giữa dòng phương tiện vào mỗi buổi sáng.
Nguyễn Đình Trọng nhà ở Hà Đông, đi tàu điện đến ga Láng, sau đó trung chuyển bằng xe buýt để tới trường.
"Nhà mình cách nhà ga Yên Nghĩa khoảng 3km, nên mình sẽ di chuyển bằng xe buýt đến nhà ga, sau đó đi tàu điện từ ga Yên Nghĩa đến ga Láng và tiếp tục di chuyển bằng xe buýt tới trường. Từ khi đi tàu điện, lợi tích lớn nhất mà mình nhận được đó là sự tiện lợi trong việc đảm bảo thời gian, giảm xuống chỉ còn từ 30-45p, còn bình thường di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì mất khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng 15 phút" Trọng cho hay.
Một số người dân lựa chọn giải pháp sắm thêm một chiếc xe đạp gấp gọn để dễ dàng đem theo lên tàu khi di chuyển giữa các ga tàu hay các địa điểm khác không có trong lộ trình xe buýt.
Không chỉ người trẻ mới chọn di chuyển bằng tàu điện mà những người có tuổi hay trẻ em cũng coi đây là một phương tiện tiện lợi.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động đã làm thay đổi thói quen đi lại của người dân, đặc biệt là những người sinh sống và làm việc gần tuyến tàu này. Thay vì phải chen giữa dòng phương tiện đông đúc, loại hình giao thông này đã rút ngắn thời gian di chuyển. Hiện nay, vào ngày thường, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông phục vụ hàng nghìn lượt hành khách mỗi ngày.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, cho biết: "Ngày thường phục vụ khoảng 35.000 hành khách, còn ngày cuối tuần trên dưới 20.000. Theo quy luật đi lại của hành khách, vào những ngày hè khi học sinh, sinh viên nghỉ học thì lưu tượng hành khách trên tuyến cũng có giảm so với ngày bình thường".
Lượng khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng chiếm 70%. Theo kết quả khảo sát, có 60% người sử dụng xe máy và 18% người có ô tô con có cùng hành trình hoặc trong phạm vi thu hút của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẵn sàng chuyển sang sử dụng phương tiện đường sắt đô thị.
Việc người dân đón nhận và sử dụng tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông ngày một tăng cao cho thấy tính ưu việt của loại hình phương tiện này. Người dân cũng chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng, chấp nhận đi bộ để tiếp cận nhà ga.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, hành khách có thể lựa chọn các phương tiện trung chuyển như xe buýt hay xe đạp. Tại các nhà ga có trung bình 7-8 tuyến xe buýt, ga nhiều nhất có 15 tuyến để kết nối với các địa điểm khác. Ngoài ra còn có phương tiện là xe đạp điện để hành khách lựa chọn sao cho phù hợp với chuyến đi của mình.
Hình ảnh hàng nghìn phương tiện chen chúc trên các trục đường lớn như Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy, Cầu Giấy không còn xa lạ với người đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội. Đây là trục đường tập trung nhiều trường đại học nên các điểm xe buýt luôn đông đúc. Tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào hoạt động trong thời gian tới hy vọng sẽ đáp ứng dược nhu cầu di chuyển của người dân, giảm tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm.
Dự kiến vào cuối tháng 6, tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội đoạn trên cao sẽ đi vào hoạt động.
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km với tổng mức đầu tư 34 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ODA. Sau nhiều lần lùi tiến độ, mốc hoàn thành mới toàn tuyến là năm 2027. Riêng đoạn trên cao sẽ vận hành thương mại vào thời gian tới. Tính đến thời điểm này, đoạn trên cao hoàn thành 99,93% và đã tiến hành chạy thử từ tháng 3/2024.
Đoạn metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao sắp khai thác dài 8,5 km, đi qua bốn quận gồm Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy và Đống Đa với 8 nhà ga: Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy. Dự kiến khi đưa vào khai thác, đoạn metro trên cao Nhổn - Ga Hà Nội sẽ hoạt động với tần suất 16 chuyến mỗi tiếng ở cả hai chiều vào giờ cao điểm trong ngày, tối đa đạt mức 7.552 hành khách/giờ/hướng.
Đoàn tàu cấu tạo gồm bốn toa, mỗi toa chở được trện 200 hành khách. Hiện 10 đoàn tàu của tuyến đường sắt đô thị thí điểm của TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, đã được dán tem kiểm định, là biểu trưng cấp cho phương tiện giao thông đường sắt đã kiểm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ gửi đề xuất đến các nhà sản xuất máy bay vào năm 2025 mua thêm 50 máy bay thân hẹp để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Còn hơn hai tháng đến Tết nhưng thị trường vé máy bay khá trầm lắng, nhiều chặng bay mọi năm bận rộn thì năm nay vẫn còn vé.
Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố kết quả khai thác, vận hành bay trong tháng 10 của các hãng hàng không trong nước. Theo đó, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ mới đạt gần 75%.
Tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội đi vào hoạt động đã đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại của người dân, giảm bớt áp lực giao thông cho các trục đường bộ lân cận. Hàng triệu lượt khách đã di chuyển bằng tuyến metro này.
Sau 3 tháng vận hành thương mại, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên do thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư đã phục vụ được 2 triệu lượt hành khách.
Sáng 9/11, Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ diễn ra.
0