Lưu ý điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Năm 2025, khoảng hơn 1 triệu học sinh đang học lớp 12 trên cả nước sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhằm giúp các nhà trường có định hướng trong việc dạy học, ôn tập cho học sinh, ngày 18/10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 18 đề tham khảo các môn của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.
Nhận định về đề thi tham khảo, nhiều chuyên gia và giáo viên cho rằng, đề thi các môn đều bảo đảm đủ 4 cấp độ kiến thức, bao gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Các câu hỏi trong đề thi có mức độ phân hóa rõ ràng hơn, điều này vừa bảo đảm mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa hỗ trợ cho công tác xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Về điểm mới trong cấu trúc định dạng đề thi, cấu trúc mới giữ nguyên 40 lệnh hỏi ở hầu hết các môn. Tuy nhiên, với đề thi các môn trắc nghiệm khách quan, ngoài dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn học sinh đã quen thuộc, đề thi từ năm 2025 có thêm dạng trắc nghiệm mới. Cụ thể, các câu hỏi ở đề thi trắc nghiệm được chia thành 3 phần: phần 1 gồm các câu hỏi dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn; phần 2 gồm các câu hỏi dạng thức trắc nghiệm đúng - sai; phần 3 gồm các câu hỏi dạng thức trắc nghiệm trả lời ngắn.
Điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 là học sinh thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và hai môn lựa chọn trong số các môn còn lại ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong số này chỉ có Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được ban hành trong tháng 11/2024 để học sinh, giáo viên tiếp tục có định hình rõ nét, đầy đủ hơn trong khâu chuẩn bị, sẵn sàng đáp ứng tốt với kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới.
Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.
Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.
Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.
Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.
0