Lưu ý sử dụng điều hòa tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng, nếu sử dụng điều hòa trong phòng kín với mức nhiệt quá lạnh và chênh lệch lớn so với nhiệt độ bên ngoài có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Các chuyên gia y tế cảnh báo, sốc nhiệt có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Các chuyên gia y tế đã có những lời khuyên sử dụng điều hòa an toàn cho sức khỏe, nhất là vào thời điểm nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch nhiều.

1. Không vào phòng lạnh ngay khi đi trời nắng về

Nếu bước vào phòng lạnh quá nhanh, cơ thể chưa kịp thích nghi được sẽ dẫn đến tình trạng cảm lạnh, các mạch máu bị co lại đột ngột làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nó cũng tương tự như đột ngột từ phòng lạnh bước ra ngoài vậy.

Cách tốt nhất là nên tắt điều hoà khoảng 20-30 phút trước khi bước ra khỏi nhà, mở hé cửa để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Nếu từ ngoài vào, hãy ngồi nghỉ một lát để nhiệt độ cơ thể trở về bình thường trước khi vào phòng lạnh.

2. Nhiệt độ trong phòng không được quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài

Hầu hết, người dùng luôn bật điều hoà ở nhiệt độ thấp để mang lại cảm giác mát lạnh nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt nếu nhiệt độ bên ngoài chênh lệch quá nhiều so với trong phòng.

Theo các chuyên gia, nhiệt độ trong phòng chỉ nên chênh lệch 7 độ C so với ngoài trời. Ví dụ, nhiệt độ bên ngoài đang là 35 độ C thì hãy điều chỉnh máy lạnh ở mức 28 độ C là hợp lý.

Một số lưu ý phòng tránh sốc nhiệt khi nắng nóng

3. Không ở trong phòng máy lạnh liên tục

Việc ở trong phòng điều hòa liên tục trong nhiều giờ sẽ làm cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản… nhất là ở người già và trẻ nhỏ.… hoặc các bệnh về da nếu không vệ sinh máy định kỳ. Chỉ nên ở trong phòng lạnh từ 4-5 tiếng trở lên (trừ khi ngủ). 

4. Lắp đặt điều hòa đúng vị trí

Nhiều người thường có xu hướng lắp đặt điều hoà rọi thẳng vào cơ thể, hoặc nơi sinh hoạt của gia đình để có thể làm mát được nhiều. Tuy nhiên, việc làm này là hoàn toàn sai lầm.

Khi luồng không khí lạnh thổi trực tiếp vào người, điều này sẽ giúp mát nhanh hơn. Nhưng nếu ngồi lâu sẽ giảm sự thích nghi với nhiệt độ ngoài trời, dẫn tới sốc nhiệt khi bước ra khỏi phòng.  

5. Lưu ý đối với trẻ, người già có tiền sử bệnh đột quỵ

Đối với người già: Cần chỉnh nhiệt độ điều hoà không được quá thấp. Nếu người già đang mắc bệnh nặng thì phải để nhiệt độ vừa phải. Khi muốn đưa họ sang phòng khác, cần tắt điều hòa trước để nhiệt độ ấm lên.

Đối với trẻ nhỏ: Cần điều chỉnh nhiệt độ hợp lý để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Nếu muốn không khí được mát hơn, có thể dùng thêm quạt mát thay vì nhiệt độ quá thấp.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.