Mắc kẹt pháp lý, gần 1.000 dự án BĐS nằm 'chờ'
Trong công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng nêu rõ, trong quý II, nguồn cung bất động sản, nhà ở vẫn hạn chế. Số lượng dự án hoàn thành chỉ có 7 dự án với 2.424 căn (bao gồm 852 căn hộ; 1.572 căn nhà riêng lẻ); số lượng dự án triển khai chỉ bằng khoảng 50% so với quý I/2023 và bằng khoảng 29,17% so với quý II/2022.
Lý do khiến việc triển khai các dự án bị chậm hoặc bị dừng, theo Bộ Xây dựng, là bởi nhiều dự án gặp khó khăn vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn…
Thống kê cho thấy hiện có 986 dự án với 413.539 căn đang triển khai xây dựng đang gặp khó khăn. Trong đó, khu vực miền Bắc có 415 dự án (176.317 căn hộ; 115.622 căn nhà riêng lẻ); khu vực miền Trung có 372 dự án (13.822 căn hộ, 75.770 căn nhà riêng lẻ); ở miền Nam có 197 dự án (2.170 căn hộ, 29.804 căn nhà ở riêng lẻ).
Trong khi đó, về nguồn vốn, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/6/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 947.890 tỷ đồng tăng trưởng 17,41% so với 31/12/2022.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết cơ bản các khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế, pháp luật liên quan đến việc đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành, đã được tháo gỡ thông qua việc ban hành các nghị định và thông tư liên quan.
Tuy nhiên, ông Sinh lưu ý một phần nguyên nhân khiến các dự án bị chậm còn liên quan đến một số vướng mắc về mặt thể chế, pháp luật thuộc quy định của Luật đang được Chính phủ đề xuất tháo gỡ trong dự thảo các luật trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới.
Đơn cử như việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vấn đề đất đai trong các quy định của Luật Đất đai về phương pháp xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, bảng giá đất, giải phóng mặt bằng; tháo gỡ khó khăn về phát triển nhà ở xã hội trong các quy định của Luật Nhà ở về quy hoạch, bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, ưu đãi và trách nhiệm của chủ đầu tư.
“Hiện tại các địa phương đều đã và đang tích cực tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhưng chưa có kết quả cụ thể; một số cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám quyết định,” ông Sinh nhấn mạnh.
(Nguồn: Vietnam Finance)
Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².
Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.
Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.
Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam trong tháng 10/2024 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
0