Mai sau cậu sẽ làm gì?

Muốn biết mình phù hợp với nghề nghiệp nào, trước tiên bạn phải hiểu rõ xu hướng tính cách và thế mạnh của chính mình. Bởi, điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức và hoàn thành công việc tốt hơn.

"Mai sau mình sẽ làm gì?" là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều bạn trẻ, thậm chí, đó còn là câu hỏi mà nhiều người cũng tự hỏi mình trong suốt hành trình học tập và xây dựng sự nghiệp. Không ít bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học đã không tìm được việc làm. Cũng có người đi làm vài năm, trải qua dăm ba công việc nhưng vẫn chưa tìm được điểm dừng chân mà mình muốn gắn bó lâu dài. Có cả những người đã làm việc lâu năm, nhưng lại không tìm được niềm vui trong công việc do công việc không đúng sở trường, sở thích.

Tôi còn nhớ ngày mình nhận được giấy báo đỗ của ba trường đại học, tôi băn khoăn không biết nên chọn học trường nào, vì lúc đăng ký dự thi tôi chỉ chọn trường có khối thi của mình để thi, cốt mong sẽ thi đỗ chứ cũng không hiểu gì về ngôi trường mình sẽ học, cũng không biết nếu mình học trường đó thì sau khi tốt nghiệp, mình sẽ làm gì, chỉ biết cứ đỗ là đi học.

Khi cầm chiếc bằng cử nhân trên tay, tôi cùng lũ bạn bắt đầu tập trung vào những hồ sơ xin việc, mỗi đứa chuẩn bị khoảng chục hồ sơ, rồi cứ nghe đâu đang tuyển người là lao đến nộp đơn, chỉ cần có việc làm để cuối tháng lĩnh lương. Sau đó mỗi đứa một nơi, đứa thì trúng tuyển vào nhà xuất bản, đứa thì đi làm giáo viên, đứa thì đi làm công ty... Nhưng rồi nhiều lúc chán nản vì không biết hiện tại mình muốn gì.

Không giống như chúng tôi ngày đó được phép tự quyết định chọn trường, chọn nghề, rất nhiều bạn trẻ bây giờ đang được bố mẹ chọn nghề hộ. Cha mẹ thì muốn con theo ngành này nhưng con lại đặt ước mơ ở ngành khác, thành ra không khí của nhiều gia đình lúc nào cũng căng thẳng. Nhìn các bạn trẻ, nhìn lại bản thân mình khi chọn nghề, tôi thấy có lẽ điều cốt yếu đầu tiên là do chúng ta không hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, sở trường sở đoản của bản thân.

Bạn muốn biết mình phù hợp với nghề gì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ xu hướng tính cách và thế mạnh của chính mình. Bởi làm việc đúng với xu hướng tính cách và thế mạnh của bản thân hẳn sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu kiến thức và hoàn thành công việc tốt hơn. Tuy nhiên, giữa thế mạnh và sở thích của bản thân cũng có sự khác biệt. Không hẳn lĩnh vực bạn yêu thích đã là công việc bạn giỏi nhất. Nếu chúng ta cân bằng được cả thế mạnh và sở thích thì đó mới là điều tuyệt vời.

Các nhà tâm lý học đã chứng minh trí tuệ của con người chia thành 8 loại hình, mỗi loại hình trí tuệ sẽ phù hợp với những nghề nghiệp tương ứng. Nếu bạn có năng lực về không gian, bạn sẽ có khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều. Đây sẽ là điều cần thiết cho các lĩnh vực như kiến trúc, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất và hàng không. Nếu bạn thiên về thể chất, bạn có thể trở thành một vận động viên dễ dàng chạy xuống sân và chuyền bóng, hoặc một vũ công thực hiện một cách hoàn hảo những động tác phức tạp. Còn nếu bạn thấu hiểu nội tâm, thì bạn có thể làm nhà trị liệu, nhà tâm lý học. Nếu bạn có thông hiểu ngôn ngữ, bạn có thể là nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà báo.

Trong cuộc đời mình, những cuốn sách cũng đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Và những gì chắt lọc được từ trong sách, mang nó vào đời sống, thông qua những trải nghiệm, tôi đã có được những bài học quý giá làm hành trang cuộc đời. Sách vô cùng bổ ích. Nếu mỗi người chịu học hỏi một cách nghiêm túc từ những cuốn sách hay, từ cuộc sống, thì chúng ta sẽ tìm ra cách để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, từ kỹ năng cứng đến kỹ năng mềm, từ ngoại ngữ, tin học, đến kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, năng lực sáng tạo, xử lý tình huống… Từ đó mà có cơ sở để hoàn thiện chính mình, phát huy những điểm mạnh và bồi đắp những gì còn thiếu. Điều đó sẽ giúp chúng ta định hướng được ngành nghề đã được đào tạo và thành công trong tương lai./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.

Sự hiện hữu của thời gian trở nên rõ rệt là khi trên khuôn mặt xuất hiện thêm những nếp gấp, một vài vết tàn nhang cùng màu tóc dần ngả bạc. Thời gian vô tình khiến những hoạt động mà mình vốn yêu thích bỗng trở nên khó thực hiện, mặc dù lòng nhiệt huyết vẫn còn nhưng tuổi tác và khuôn mặt đã không còn phù hợp nữa rồi.

Phố bắt đầu ngày mới bằng những sắc hoa thuỳ mị trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi xinh màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương mùi bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Thấm thoắt, ngoại tôi đã về miền mây trắng đoàn tụ với ông bà tổ tiên được mười sáu năm rồi. Từ ngày ngoại mất, số lần tôi theo mẹ về quê chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mỗi năm tới ngày giỗ ngoại, tuy không nói ra nhưng tôi cảm nhận được nỗi buồn nghẹn lại trong lồng ngực mẹ nếu năm đó mẹ không thể sắp xếp về quê thắp cho ngoại nén hương.

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.

Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Trên những mảnh đất bom đạn ngày xưa, cỏ đã tô xanh màu máu đỏ. Màu xanh của hòa bình. Cỏ đã đắp da thịt lên vết thương chiến tranh, cỏ đã sống xanh hộ phần người. Nếu có một lần đến thăm nơi đó, xin đừng giẫm chân lên cỏ bởi mỗi một ngọn cỏ là một mặt trời, dưới mỗi ngọn cỏ là một trái tim đỏ thắm.