Mai Thu Hương muốn là 'tắc kè hoa' tại Tiếng hát Hà Nội
Sinh ra trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật, song chính từ những làn điệu dân gian, các ca khúc cách mạng được bà cho nghe từ nhỏ đã nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của Mai Thu Hương. Khi tình yêu ấy ngày càng lớn dần, dù có sự phản đối của gia đình nhưng cô gái trẻ vẫn quyết tâm đi theo tiếng gọi của đam mê và thi đỗ ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Cùng với việc tham gia các cuộc thi âm nhạc, Mai Thu Hương ngày càng trưởng thành và chứng minh cho gia đình niềm đam mê của mình là đúng.
Trả lời tại buổi phỏng vấn với phóng viên Đài Hà Nội, cô chia sẻ: “Mình đi thi các cuộc thi và dần khẳng định được cho bố mẹ thấy rằng con đường mình đi là đúng. Và mọi người đến hiện tại rất ủng hộ mình. Vì cuộc thi nào gia đình mình cũng đi theo và ủng hộ và cổ vũ nhiệt tình hết mình”.
Ngoài sự ủng hộ từ gia đình, Mai Thu Hương còn nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Làm việc và công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam hơn một năm, nơi đây đã trở thành nền móng vững chắc để Mai Thu Hương tiếp tục bước trên con đường nghệ thuật của mình. Cô cho biết, ở đây có những người thầy, người chú, những vị tiền bối và các anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ và thúc đẩy cô rất nhiều. Từ đó, thúc đẩy ý chí cô tiếp tục làm việc và cống hiến cho nền nghệ thuật Việt Nam”.
Với giọng hát đầy cảm xúc, cùng cách luyến láy đặc trưng, kỹ thuật, đặc biệt phù hợp dòng nhạc dân gian, đến với Tiếng hát Hà Nội, Mai Thu Hương vẫn sẽ tiếp tục sử dụng thế mạnh này của mình nhưng bằng cách khai thác mới lạ, độc đáo hơn để gần hơn với các bạn trẻ.
Là một trong 18 thí sinh được đặc cách tại Vòng bán kết của cuộc thi Tiếng hát Hà Nội năm nay, giọng ca Thu Hương cảm thấy may mắn và trân trọng cơ hội này. Vì thế, không chỉ hát các ca khúc ở dòng nhạc dân gian sở trường, Mai Thu Hương còn mong muốn thử sức với một dòng nhạc khác để có nhiều cơ hội làm mới và khám phá bản thân.
Ngoài ra, cô cũng chia sẻ thêm: “Mình sẽ rèn luyện thêm ở những dòng nhạc khác, biến mình thành "con tắc kè hoa" để phù hợp với tất cả mọi người. Để mọi người biết đến mình, biết đến Thu Hương ở dòng nhạc dân gian cũng sẽ biết đến Thu Hương ở dòng nhạc trẻ, hoặc dòng nhạc thính phòng để xu hướng âm nhạc của mình cũng sẽ được phát triển theo với xã hội hiện đại và nghệ thuật hiện đại”.
Đến với vòng bán kết, Mai Thu Hương dự định sẽ mang đến một sáng tác đậm chất Hà Nội là “Trăng về phố” của nhạc sĩ Lê Mây và một tác phẩm khác là Liên Khúc ”Ông Tôi Bà Tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Giọng ca trẻ mong muốn sẽ có màn trình diễn bứt phá trong phong cách dân gian so với những cuộc thi trước đây.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0