Mali nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mìn sát thương
Mali, quốc gia không chỉ bất ổn về chính trị, hoạt động của các nhóm thánh chiến có vũ trang và nghèo đói cùng cực, mà còn đang đối mặt với một nỗi bất hạnh khác, đó là mìn sát thương.
Số mìn này có thể là do các cuộc chiến tranh trước đây để lại, nhưng cũng có một phần của hoạt động vũ trang hiện nay.
Báo cáo thường niên công bố ngày 12/11 của hiệp hội Handicap International một lần cho thấy sự thất bại ở gó nhìn nào đó đối với Công ước Ottawa năm 1999 về không sử dụng mìn sát thương.
Báo cáo này thống kê, năm 2019 đã có 5.554 người đã chết vì mìn sát thương, trong số đó 80% là dân thường và hơn 40% là trẻ em.
Dưới sự hỗ rợ của cộng đồng quốc tế, các bãi mìn trên toàn thế giới đang dân thu hẹp, đặc biệt là ở Afghanistan, Campuchia, Croatia và Iraq, song vẫn còn ở tổng cộng ở 55 quốc gia.
Năm quốc gia có nhiều nạn nhân của mìn sát thương nhất trong năm 2019 là Afghanistan (1.538 người chết), Mali (345), Ukraine (324), Yemen (248) và Nigeria (239).
Mali có điểm đặc biệt là trải qua việc phổ biến các thiết bị nổ tự chế (IED) trên các con đường của mình, chủ yếu nhằm mục đích phá hủy các phương tiện giao thông, cho dù đó là xe buýt chở dân thường hay đoàn xe quân sự của lực lượng nước ngoài đang đóng tại quốc gia này.
Báo cáo cho biết: “Mali đã xác nhận ô nhiễm bom mìn chống phương tiện giao thông kể từ năm 2017, mà chủ yếu là mìn tự chế".
Mali cũng như các quốc gia lân cận như: Chad và Mauritania, đang là mục tiêu của LHQ trong việc thực hiện các dự án nhận biết và ngăn chặn sự nguy hại của mìn tự chế.
Hiện nay, nhiều tổ chức nhân đạo chưa thể rút khỏi Mali hay các quốc gia còn chiến tranh với các nhóm vũ trang, với lý do, chưa thể rõ số lượng mìn sát thương trong tay các lực lượng vũ trang chống chính phủ. Sự thiếu vắng của các tổ chức quốc tế sẽ là hiểm hoạt đối với cuộc sống của người dân các quốc gia này.
Tổ chức Thú y Thế giới khuyến nghị cần hành động quyết liệt hơn nữa để kiểm soát sự lây lan của dịch cúm gia cầm ở động vật, qua đó hạn chế nguy cơ lây truyền sang người sau ca tử vong đầu tiên vì căn bệnh này được ghi nhận tại Mỹ.
Những tuyên bố chưa thực sự rõ ràng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga – Ukraine, bất ổn trên chính trường châu Âu hay việc Thủ tướng Canada Justin Trudeau bất ngờ tuyên bố từ chức có thể khiến Ukraine ngày càng mất đi sự ủng hộ từ các đồng minh thân cận và viễn cảnh cho hòa bình còn khá xa vời.
Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran thông báo nước này đang triển khai xây dựng hai tổ máy mới tại Nhà máy Điện hạt nhân Bushehr, nằm ở tỉnh Bushehr, miền Nam nước này.
Chính phủ Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội phạm buôn người. Đây là một phần nỗ lực của Luân Đôn nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche.
Bang California của Mỹ vẫn đang tiếp tục phải vật lộn với các đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát. Hiện tại, đám cháy lớn nhất là ở Palisades, đã thiêu rụi gần 4.800 héc-ta, với khoảng 1.000 công trình trong đó có biệt thự của nhiều sao Hollywood.
Ngày 9/1, giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 6 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp xảy ra tại một lễ hội tôn giáo của người theo đạo Hindu ở bang miền Nam Andhra Pradesh.
0