Mang chất liệu dân gian vào âm nhạc

Nguồn cảm hứng từ chất liệu truyền thống trong âm nhạc luôn bất tận. Âm nhạc dân gian và chất liệu dân tộc luôn được các thế hệ ca sĩ, nhạc sĩ quan tâm. Khai thác chất liệu dân gian, truyền thống đang là xu hướng trong ca khúc dành cho giới trẻ thời gian gần đây.

Dựa vào vốn truyền thống dân tộc không chỉ trong âm nhạc mà còn trong văn học, thơ ca, trang phục, văn hóa truyền thống... Việc khai thác có thể là màu sắc âm nhạc, cũng có khi chỉ khai thác yếu tố văn hóa, trang phục... Trong khi đó, điểm riêng là âm nhạc của giới trẻ thiên về những giai điệu có tiết tấu, trong khi nếu như thế hệ trước sáng tác mang tính chuẩn mực thì giới trẻ hiện nay thiên về âm nhạc điện tử, chất liệu dân gian vì thế cũng được xử lý, “biến hóa” để phù hợp hơn với những đặc trưng của dòng âm nhạc này. Những đặc điểm đó sẽ hướng tới những hiệu quả khác nhau trong âm nhạc, nếu như với các tác phẩm của nhạc sĩ thế hệ trước, những ca khúc vẫn rất gần gũi với truyền thống thì những ca khúc của giới trẻ hiện nay lại hướng tới sự phù hợp với xu hướng âm nhạc trẻ khu vực và thế giới.

Việc sử dụng các giai điệu bằng nhạc cụ dân tộc hay sử dụng tiếng Việt trong những sản phẩm âm nhạc đưa ra quốc tế cũng gây chú ý với công chúng. Mới đây, tại cuộc hát Eurovision của Đức, ca Trọng Hiếu tranh tài với 7 thí sinh khác ở vòng chung kết. Anh hát và nhảy cùng vũ đoàn tiết mục Dare To Be Different, mang đến không khí tươi vui. Điểm nhấn của bài hát được nam ca sĩ tạo nên bằng hình ảnh áo dài, nón lá, câu hát "Quê hương Việt Nam đưa con đi thật xa" trong bài thi.

Chất liệu dân gian trong phần thể hiện của ca sĩ Trọng Hiếu

Sự kết hợp giữa vũ đạo hiện đại cùng trang phục truyền thống: áo dài, nón lá… phối hợp giữa các chất liệu âm nhạc mới mẻ cùng đàn tranh cũng góp phần giúp Trọng Hiếu lọt top 3 Giải thưởng ca khúc tại Eurovision năm 2023. Giá trị văn hóa tryền thống Việt đã được lan tỏa phần nào đến với thị trường âm nhạc quốc tế.

Thị trường sẽ không mở cửa cho chúng ta nếu chúng ta đóng cửa với thế giới, cơ hội cũng sẽ không đến nếu chúng ta không tạo ra cơ hội. Trước khi hội nhập thì mỗi khán giả cũng cần nghĩ đến việc đón nhận để nghệ sĩ và người làm sáng tạo có cơ hội được cọ xát, được giao lưu học hỏi để nhận biết được năng lực bản thân và từ đó nâng cao năng lực của mình.

Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết: "Muốn vươn ra thị trường quốc tế người nghệ sĩ cần phải cọ xát, dám bước lên, không từ bỏ dù gặp phải những buổi diễn không thành công..."

Hoàng Thuỳ Linh với màu sắc âm nhạc đan xen giữa truyền thống và hiện đại.

Có thể nói, mỗi giai đoạn có một góc nhìn, cách tiếp cận và cách khai thác khác nhau. Đồng thời, mỗi giai đoạn sẽ đáp ứng những phân khúc khán giả cũng như nhu cầu của người nghe với những đặc trưng riêng. Song, việc khai thác chất liệu dân gian, truyền thống dân tộc vẫn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các thế hệ nhạc sĩ, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp và quý giá của văn hóa nghệ thuật truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.