Mang cổ phục Việt vào đời sống hiện đại
Show trình diễn nghệ thuật “Kế vãng khai lai” của Vạn Thiên Y được tổ chức tại Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã khiến giới thời trang phải nhìn người trẻ với con mắt khác. Gần 60 mẫu trang phục thuộc 3 bộ sưu tập: Kí mộng, Đồ ứng dụng, Vân Long lưu vũ - như những “đoạn nối chương hồi” kể về dòng chảy của trang phục truyền thống cùng những ứng dụng rất xa xưa của cha ông ta trong việc thẩm mỹ hóa “cái ăn, cái mặc”.
Không phải đến bây giờ, tình yêu với cổ phục cũng như những nỗ lực thổi luồng sinh khí mới cho cổ phục Việt mới được đề cập đến. Nhiều năm qua, trào lưu phục dựng, thúc đẩy văn hóa mặc trang phục cổ đã được phổ biến ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa.
Sự trở lại của cổ phục là minh chứng rõ nhất về tình yêu và sự trân trọng dành cho tinh hoa văn hóa dân tộc.
Nguyễn Văn Hiệu là một trong số những bạn trẻ của Vạn Thiên Y luôn say mê dành tâm huyết với cổ phục Việt. Đây là hai mẫu mới nhất anh cùng các cộng sự của mình mô phỏng thành công với tỷ lệ gần như 1-1.
Ở nước ta, mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc như áo Nhật Bình, áo tấc, áo đối khâm, áo giao lĩnh, áo ngũ thân,…
Khôi phục những trang phục cổ, hiện đại hóa những đường nét cổ xưa, đưa chúng đến gần hơn với đời sống thường nhật là điều mà Vạn Thiên Y đang hướng tới.
Vạn Thiên Y là một không gian của nghiên cứu, bảo tồn, sáng tạo, sản xuất các mẫu trang phục truyền thống cũng như sự phá cách từ truyền thống. Những người trẻ như chị Huyền Lê không chỉ là người tự tay làm ra sản phẩm mà còn là người thổi hồn cho những sản phẩm đó.
Những bộ trang phục của quá khứ tạo nên một sứ mệnh mới trong cuộc sống hiện đại đã cho thấy, giới trẻ hiện nay không chỉ quan tâm tới lịch sử mà họ còn dành thời gian và cả tiền bạc để nghiên cứu và phát triển chúng theo cách của mình. Việc sử dụng các họa tiết hoa văn trên mẫu trang phục cổ đưa lên các trang phục hiện đại là một cách làm mới mẻ đầy sáng tạo của các bạn trẻ ở Vạn Thiên Y.
Trong ngôi nhà Vạn Thiên Y, mỗi một tầng, mỗi một phòng là một không gian sáng tạo. Các bạn trẻ Vạn Thiên Y không chỉ nghiên cứu văn hóa trang phục cổ mà còn đưa chúng đến gần hơn với đời sống con người của hiện tại. Ngay tại đây, khách hàng có thể là những người đến tìm hiểu về trang phục cổ, đến may trang phục cổ, hoặc đến ướm thử những bộ áo xinh xắn mà còn hòa mình trong không gian của sự tĩnh lặng, sâu lắng mang tính truyền thống của người Việt.
Khôi phục trang phục cổ, đưa họa tiết cổ vào trang phục hiện đại. Tiến xa hơn nữa, có thể là những dự án ứng dụng họa tiết cổ vào các sản phẩm thủ công, các đồ lưu niệm,… Người trẻ, với tâm huyết và sáng tạo, mọi thứ đều có thể thành hiện thực. Tương lai của cổ phục việt đang bắt đầu bởi những người trẻ như thế./.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
0