Mạng lưới 14 tuyến đường sắt đô thị phủ khắp Hà Nội
Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thông qua, Hà Nội xác định sẽ có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550km. Hệ thống đường sắt đô thị này được xác định là “xương sống” của giao thông đô thị.
Ngoài việc tiếp tục triển khai 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 (quy hoạch 1259), đồ án bổ sung 4 tuyến.
Cụ thể, mạng lưới 14 tuyến đường sắt đô thị sẽ phủ khắp Hà Nội bao gồm:
Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Lạc Đạo
Tuyến số 2: Sóc Sơn - Nội Bài - Thượng Đình – Bưởi
Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai
Tuyến số 3: Sơn Tây - Trôi - Nhổn - Yên Sở - Cầu Diễn
Tuyến số 4: Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà
Tuyến số 5: Văn Cao - Hòa Lạc
Tuyến số 6: Nội Bài - Mai Dịch
Tuyến số 7: Mê Linh - Hà Đông - Ngọc Hồi
Tuyến số 8: Sơn Động - Mai Dịch - Dương Xá
Tuyến số 9: Ngọc Hồi - Thường Tín - Cảng hàng không số 2
Tuyến số 10: Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá
Tuyến số 11: Cát Linh - Lê Văn Lương - Vành đai 4
Tuyến số 12: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai
Tuyến số 14: Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân
Hệ thống đường sắt đô thị với 14 tuyến, phân chia đều khắp thành phố. Tổng mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Dự kiến, khi mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội dần hoàn thiện sau năm 2030, sẽ tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương công cộng tới 35-45%, giảm phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%. Số lượng dân cư tập trung tại các đô thị nén cũng sẽ góp phần giảm tải dân số cho vùng nội đô.
Việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng thay đổi diện mạo đô thị và thói quen của người dân thủ đô.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, để phục vụ tốt nhu cầu của hành khách trong việc đi lại, đường sắt tổ chức chạy thêm nhiều tàu tăng cường tuyến Hà Nội - Vinh trong dịp này.
Máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines đã rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan vào ngày 25/12. Đoạn video cho thấy chiếc máy bay đã bốc cháy khi chạm đất và khói đen dày đặc bốc lên sau đó.
Tại Barcelona (Tây Ban Nha) đã có những chuyến tàu điện ngầm được trang bị công nghệ phanh tái tạo để thu hồi điện năng, chuyển thẳng tới các trụ sạc xe điện.
Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.
Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.
Vào đầu tháng 1/2025, tàu SE61/62 chạy tuyến Hà Nội - TP.HCM sẽ ra mắt toa VIP, được đánh giá là toa xe sang trọng nhất hiện nay.
0