Mánh lới lừa đảo của những 'Cô đồng, thầy bói' Online
(Chiêu trò thao túng tâm lý và ra giá tiền với nạn nhân của 'Cô đồng' Trương Hương)
'Đúng nhận, sai cãi' - câu nói nổi tiếng trên MXH thời gian qua của 'Cô đồng' Trương Hương vừa bị Công an tỉnh Hải Dương bắt tạm giam hôm 4/8 vừa qua với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một lần nữa cho thấy những cách thức 'làm tiền' của 'cô đồng, cậu đồng, thầy bói' với khách hàng và tất cả cũng bắt nguồn từ MXH.
Trên facebook, zalo, fanpage... nhan nhản các hội nhóm chuyên dành cho những người mê bói toán. Đơn cử như "Xem bói...", "Luận giải...", "Hội xem..."... Mỗi tài khoản facebook luôn có hình ảnh đại diện là những cô đồng, cậu đồng được trang điểm kỹ với đầy vẻ thanh thoát, thánh thiện. Hình thức xem bói cũng xuất hiện "muôn hình vạn trạng" như bói tuổi, xem tử vi, xem cung hoàng đạo, bói chỉ tay, bói bài...
Một thực tế là những người tìm đến các tài khoản MXH này phần lớn đang rơi vào bế tắc trong một vấn đề nào đó, có thể là tài chính, làm ăn kinh tế, hay chuyện tình cảm... Họ tìm đến các tài khoản 'bói' như là một 'liều thuốc' tinh thần và đó cũng là lý do để các 'thầy bói', 'cô đồng, cậu đồng' áp dụng những chiêu thức móc tiền.
Mánh lới lừa đảo móc túi khách hàng
Khi các nạn nhân để lại thông tin cá nhân trên tài khoản của các 'thầy' thì ngay lập tức nhận được những yêu cầu với giá trị đầu tiên là vài trăm ngàn đồng.
Bằng những lời chia sẻ, đồng cảm cảm với gia chủ sau khi tìm kiếm thông tin cá nhân trên tài khoản MXH, các 'thầy' nhanh chóng nắm bắt tâm lý của 'con mồi', nói ra những điều mà đến gia chủ cũng giật mình vì chẳng chia sẻ với ai ngoài FB hay Zalo. Từ đó, khiến cho người xem choáng váng bởi trình độ "cao siêu" của các thầy. Chốt lại, thầy sẽ phán sắp tới sẽ xảy ra biến cố xấu với tín chủ, phải làm lễ "cắt tiền duyên"; "dâng sao giải hạn" thậm chí là ép buộc mua các loại hàng hóa như trầm hương, tượng phật, các loại bùa chú với giá cắt cổ.
Khi đã có sự tin tưởng của người xem thì "thầy bói" sẽ nói đến những lý do mang tính tâm linh mà không ai có thể chứng minh được. Ví dụ như: kiếp trước con có tội, kiếp này con phải trả nợ. Cùng với đó là những lời lẽ mang tính hù dọa như: sắp tới còn hạn nặng hơn, chú ý sức khỏe, chú ý người này, người khác.... khiến cho người xem bói càng thêm lo lắng, bất an. Vì những lý do đó họ không có gì chứng minh là sai và họ cũng không thể tự giải quyết.
Cuối cùng, 'Thầy' bói đưa ra phương án để giải quyết, đó là làm lễ. Đây là công đoạn cuối để thu tiền. "Thầy" bói sẽ cố gắng đưa ra một hậu quả rất khốc liệt nếu không làm lễ. Để thao túng tốt tâm lý gia chủ, 'thầy' bói sẽ luôn miệng nói những câu như 'Tôi chỉ làm phúc'... hay 'Giúp gia đình chứ có lấy công gì đâu'...
Với một người đang gặp vấn đề bế tắc như vậy, thêm nguy cơ có thể hậu quả nặng nề hơn nữa, chỉ cần bỏ tiền ra là giải quyết được thì việc chấp nhận chi tiền là điều dễ dàng xảy ra.
Đây chính là “công thức chung” của những trang xem bói online đang hoành hành trên các nền tảng mạng. Đánh vào tâm lý của người xem bói, đa phần là người yếu thế, khó khăn, hoang mang và thiếu niềm tin vào cuộc sống, thầy bói online dường như ngày càng mở rộng “đất sống” trên các nền tảng này. Nuôi sống những tài khoản lừa đảo này không ai khác lại chính là những người nhẹ dạ, cả tin, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Chỉ khi bừng tỉnh thì họ mới biết mình đã bị lừa và tiền thì đã mất. Do đó, việc sử dụng MXH nói chung và có sự nhận thức đúng đắn trước những quảng cáo 'mật ngọt' trên mạng là điều mà mỗi người nên thận trọng để không dính những 'quả lừa' như nhiều người đã từng bị./.
Theo kế hoạch, sáng 24/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Có 17 bị cáo phải ra hầu tòa trong vụ án này về các tội: Nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu".
Qua điều tra, Công an thành phố Tuyên Quang xác định, người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong là nam giới.
Từ ngày 1/1/2025, hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, phụ huynh giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.
0