Mạnh tay giảm giá, nhà đầu tư chật vật tìm khách mua

Nhiều nhà đầu tư từng dốc tiền vào bất động sản hiện đã mạnh tay giảm giá tài sản để thoát hàng nhưng vẫn khó tìm được người mua.

Chị Lan Anh (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể, đầu năm 2022, chị đầu tư một căn liền kề tại Gia Lâm (Hà Nội) với giá 19 tỉ đồng. Thời điểm mua, căn hộ của chị Lan Anh đã được qua tay 2 người chủ và chị phải mua chênh so với giá hợp đồng gần 10 tỉ đồng.

Nhiều bất động sản được nhà đầu tư giảm giá nhưng vẫn khó bán. (Ảnh minh họa).

Những tưởng căn liền kề nằm trong khu đô thị hiện đại, giao thông đồng bộ, giá sẽ tiếp tục tăng lên. Nhưng hiện thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, căn liền kề của chị Lan Anh rao bán cả năm với giá giảm khá mạnh vẫn chưa có người mua.

“Tôi đã ba lần giảm giá với số tiền gần 2 tỉ đồng so với giá lúc mua nhưng đến nay căn liền kề của tôi vẫn rất khó bán”, chị Lan Anh chia sẻ.

Chị cho hay, sở dĩ căn hộ của chị khó tìm được khách là do trong bối cảnh thanh khoản thị trường thấp, lãi vay ngân hàng tăng cao, căn liền kề của chị lại có giá trị cao nên rất hiếm khách có sẵn dòng tài chính lớn như vậy.

Tương tự, anh Trần Văn Kiệt (Hưng Yên) cũng cho biết, năm ngoái anh đã mua căn biệt thự tại một dự án ở Hoài Đức với giá 15 tỉ đồng, thanh toán theo tiến độ. Hiện tại, ngân hàng siết cho vay nên anh không có tiền thanh toán tiếp cho chủ đầu tư.

"Tôi chấp nhận giảm 1 tỉ đồng so với giá gốc để bán lại khoản đầu tư này nhưng không biết bán cho ai. Nhân viên môi giới nói nhiều khách hàng khác cũng đang rao bán nên rất khó thoát hàng”, anh Kiệt kể.

Hiện trên các trang mạng chuyên về bất động sản hay các hội nhóm trên Facebook, Zalo và cả TikTok xuất hiện hàng loạt thông tin rao vặt với tiêu đề rao bán, cắt lỗ nhà đất. Chẳng hạn, "chủ nhà cần tiền nên bán nhanh căn hộ 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, giảm giá 500 triệu đồng so với giá gốc, từ 3,2 tỉ đồng giờ bán 2,7 tỉ đồng, bao thuế, phí…". Đi kèm với tin rao bán này là bảng giá gốc chủ đầu tư bán cho khách và hợp đồng.

Thực tế, xu hướng giảm giá bất động sản đã xuất hiện từ quý III/2022. Thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy tỉ lệ hấp thụ bất động sản trong quý III chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với đầu năm 2022 và giảm tới 50% so cùng kỳ năm ngoái. Một số dự án phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết cho vay để kích thích nhu cầu của thị trường.

Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài nguyên nhân về lãi suất, thanh khoản thị trường... thì có một nguyên nhân khiến nhiều người không mặn mà với bất động sản giảm giá lúc này là vì ngay cả khi giá giảm thì vẫn ở mức rất cao do “tăng nóng” trong 2 năm qua.

Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, việc giảm giá của nhiều dự án là có thật, thậm chí một số chủ đầu tư đang mạnh tay giảm sâu. Nhưng thực tế là giá bán giai đoạn trước đã bị đẩy lên cao, khách hàng được mua với nhiều ưu đãi như vay không lãi suất 18-24 tháng, tặng gói nội thất, voucher mua hàng.

“Khi giảm giá, chủ đầu tư sẽ cắt các gói này, yêu cầu thanh toán một lần tới 95%. Vì vậy, bản chất là có giảm nhưng nếu tính theo các gói ưu đãi, chiết khấu dòng tiền thanh toán sớm thì thực chất giảm cũng không quá sốc như mọi người thấy”, ông Toản nhận định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.